Xem nhiều

3 CSGT "vung tay" vào người lái xe: "Cần xem xét trách nhiệm của tập thể, lãnh đạo Công an huyện Việt Yên"

04/12/2020 10:52

Kinhte&Xahoi Đây là nhận định của Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh xung quanh vụ việc này.

(Bạn đọc cần cân nhắc trước khi xem video, clip có nhiều lời lẽ thô tục, trẻ em dưới 18 tuổi không nên xem clip).

Trước đó như đã thông tin tại bài viết: "Bắc Giang: Xuất hiện clip 3 chiến sĩ CSGT văng tục, "vung tay" vào người lái xe". Theo đó khoảng 10 giờ 24 phút ngày 29/11, tại km73+100, Tổ công tác gồm 5 cán bộ thuộc Đội CSGT - trật tự Công an huyện Việt Yên phát hiện xe tải 98C-120.98 đi hướng huyện Tân Yên - TP Bắc Giang có dấu hiệu vi phạm quá khổ, quá tải (xe chở cây chống trần).

Tổ công tác ra hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm tra nhưng lái xe Trần Văn Việt (SN 1997), trú tại xã Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang không chấp hành mà tiếp tục tăng ga điều khiển phương tiện bỏ chạy.

Bức xúc về hành vi vi phạm của lái xe, 3 chiến sĩ CSGT gồm: Thiếu tá Hoàng Anh Cường; Đại úy Tống Kiên Cường; Thượng úy Đỗ Trọng Đại đã chửi bới, lôi kéo, liên tục "vung tay" vào người, mặt lái xe Trần Văn Việt.

3 chiến sỹ CSGT liên tục có hành vi chửi bới, vung tay vào người và mặt lái xe.

Để có cách nhìn khách quan về vụ việc trên, Phóng viên Pháp luật Plus đã có cuộc trao đổi với Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh (Đoàn luật sư TP Hà Nội).

Pháp luật Plus: Sau khi xem clip, xin Luật sư cho biết quan điểm trước vụ việc 3 chiến sỹ CSGT tại huyện Việt Yên có hành vi chửi bới, "vung tay" trúng người và đầu tài xế xe tải?

Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh.

Luật sư Vi Văn Diện: "Theo tôi vụ việc 3 chiến sỹ CSGT huyện Việt Yên - Bắc Giang đánh tài xế lái xe cần xem xét trách nhiệm của tập thể, lãnh đạo Công an huyện Việt Yên.

Trước hết phải khẳng định trong trường hợp này các chiến sỹ CSGT đã đánh tài xế lái xe, nghĩa là đánh đấm và dùng lời lẽ xúc phạm con người chứ không còn là hành vi khống chế, ngăn chặn hành vi vi phạm.

Chưa biết tài xế lái xe có vi phạm hay không, nhưng không có văn bản pháp luật nào cho phép CSGT được phép đánh người tham gia giao thông, ngay cả khi người tham gia giao thông có vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Trường hợp người vi phạm chống đối thì CSGT có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính, chứ cũng không được phép đánh người vi phạm trừ trường hợp “phòng vệ chính đáng” hoặc “tình thế cấp thiết” theo quy định.

CSGT ngoài việc phải tuân thủ, làm gương, chấp hành các quy định của pháp luật thì còn phải tuân thủ các quy định của ngành Công an.

Ngoài ra, nếu hành vi đánh người của CSGT đủ cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 136, 137 Bộ luật hình sự 2015.

Tài xế liên tục nhắc chiến sỹ CSGT là có camera ghi hình tuy nhiên vẫn bị "vung tay" vào người.

Hình ảnh từ clip cho thấy khi ôtô dừng lại, 3 chiến sỹ CSGT đã lao lên đập cửa xe, đánh liên tiếp vào đầu và mặt tài xế.

Công an tỉnh Bắc Giang nhận định tổ công tác trên đã có lời nói, hành động vi phạm điều lệnh công an nhân dân. Công an huyện Việt Yên tạm thời dừng phân công nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát đối với 3 cán bộ CSGT trên để xác minh, xử lý theo yêu cầu của Giám đốc Công an tỉnh.

Việc đánh người là hành vi dùng vũ lực xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng của người khác và đó là hành vi trái pháp luật. Tùy vào động cơ, mục đích, hậu quả của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

Đối với một CSGT thì ngoài việc phải tuân thủ, làm gương, chấp hành các quy định của pháp luật thì còn phải tuân thủ các quy định của ngành. Hành vi đánh người sẽ phần nào làm xấu đi hình ảnh của người cảnh sát nhân dân, do đó cơ quan, đơn vị chủ quản của chiến sỹ cảnh sát đó phải có hình thực kỷ luật thích đáng".

Pháp luật Plus: Có bạn đọc cho rằng, trong trường hợp cần thiết thì CSGT cũng có quyền "đánh" người vi phạm, nếu không "đánh" thì nhiều người tham gia giao thông có những hành vi vi phạm rất nghiêm trọng thậm chí có tính chất côn đồ, gây nguy hiểm cho người khác. Có phải vậy không thưa Luật sư?

Luật sư Vi Văn Diện: "Theo tôi cần phải phân biệt giữa đánh người và việc khống chế, trấn áp hành vi vi pháp luật của CSGT. Nếu hành vi chống đối của người vi phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xét thấy cần thiết phải ngăn chặn bằng biện pháp dùng vũ lực thì CSGT có thể tấn công đối tượng để không chế. Tuy nhiên, hành vi "đánh" người này cũng chỉ được coi là hợp pháp nếu thuộc trường hợp “phòng vệ chính đáng” hoặc “tình thế cấp thiết” đã được Bộ Luật Hình sự quy định.

Trước hết phải khẳng định, hiện tại không có văn bản pháp luật nào cho phép CSGT ngay cả khi người tham gia giao thông có vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Trường hợp người vi phạm chống đối thì CSGT có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính, chứ cũng không được phép đánh người vi phạm".

Không được xúc phạm nhân phẩm người khác

Cùng phân tích tình huống pháp lý trong vụ việc này, Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty luật TNHH LSX (thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho hay:

"Điều 4 Luật Công an ghi nhận rằng: Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân phải Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Để cụ thể hóa những nguyên tắc cốt lõi tạo lên sức mạnh, sứ mệnh, vai trò của Công an nhân dân với Đảng, Nhà nước và Nhân dân Bộ Công an đã ban hành Điều lệ ngành nội vụ Công an nhân dân. The đó Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân: 1. Thực hiện nghiêm túc 5 lời thề danh dự, 10 điều kỷ luật Công an nhân dân Việt Nam; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện theo 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của lực lượng Công an nhân dân và của địa phương nơi cư trú (Điều 4 Thông tư 37/TT-BCA). 

Đặc biệt Điều lệ quy định rằng Cán bộ chiến sỹ khi ứng xử khi giao tiếp với nhân dân:

1. Khi tiếp xúc, giải quyết công việc với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải thể hiện thái độ ứng xử có văn hóa, tôn trọng, khiêm tốn, bình tĩnh, tận tình, chu đáo; thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, của Ngành; nêu cao tinh thần trách nhiệm, không gây khó khăn, phiền hà với nhân dân (Điều 40 Thông tư 37/TT-BCA).

Khi ứng xử khi tiếp xúc với các đối tượng vi phạm pháp luật. Khi tiếp xúc với các đối tượng vi phạm pháp luật, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực; không có lời nói, hành vi xúc phạm, phân biệt đối xử với người vi phạm. (Điều 41 Thông tư 37/TT-BCA).

Do vậy cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân có lời lẽ tục tĩu, chửi rủa xúc phạm danh dự nhân phẩm, tấn công thân thể của người dân, của người vi phạm pháp luật là việc làm vi phạm quy định pháp luật, vi phạm điều lệ ngành.

Pháp luật không cho phép cán bộ chiến sỹ công an nhân dân sử dụng các biện pháp trái pháp luật để giao tiếp, ứng xử với người vi phạm. 

Đây là những ứng xử bạo lực, của cả một nhóm các chiến sỹ, hành động đó ngoài vi phạm pháp luật còn tạo ra một dư luận rất xấu trong nhân dân, gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín lực lượng công an trong mắt quần chúng nhân dân. Không loại trừ việc các cá nhân tổ chức chống phá sử dụng những hình ảnh từ clip để minh chứng cho luận điện xuyên tạc, chống phá về đất nước công an trị, lạm quyền thô bạo trong hành pháp. 

Những hình ảnh xúc phạm danh dự nhân phẩm nhân dân, xâm phạm thân thể người vi phạm trên đây liệu có phải là cá biệt, những chiến sỹ thực hiện hành động đáng xấu hổ trên liệu có phải là thiểu số. Phải chăng đây là hệ quả của công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, tu dưỡng rèn luyện dưới sự chỉ đạo có phần buông lỏng, thiếu sâu sát của tập thể cán bộ lãnh đạo công an nơi các chiến sỹ công an công tác. 

Đề nghị Công an tỉnh, thanh tra và Đảng bộ công an tỉnh xem xét toàn diện vụ việc đưa ra hình thức xử lý nghiêm minh theo quy định đối với 3 chiến sỹ csgt và tập thể lãnh đạo công an huyện Việt Yên để làm gương cho những trường hợp khác". 


Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

 Thanh Bình - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-plus/3-csgt-vung-tay-vao-nguoi-lai-xe-can-xem-xet-trach-nhiem-cua-tap-the-lanh-dao-cong-an-huyen-viet-yen-d142481.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com