Xem nhiều

Bảo đảm lưu thông, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19

13/09/2021 16:46

Kinhte&Xahoi Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ngày 13-9, tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19. Tham dự hội nghị có đại diện các bộ, ngành, hiệp hội và lãnh đạo các tỉnh, thành phố. Tại điểm cầu Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tham dự.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu UBND thành phố Hà Nội.

Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến tất cả ngành sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản; nhiều sản phẩm trồng trọt, thủy sản đến kỳ thu hoạch, có sản lượng lớn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ nên giá bán thấp... Các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện các giải pháp hỗ trợ các hợp tác xã và nông dân tiêu thụ sản phẩm, giảm ùn ứ.

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương đã thảo luận, đề xuất các giải pháp phục hồi sản xuất nông nghiệp gắn với phòng, chống dịch Covid-19 trong giai đoạn tiếp theo. Nội dung chủ yếu là kiến nghị Bộ Y tế đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng Covid-19, ưu tiên người lưu thông hàng hóa như bộ phận thu mua, tài xế, lực lượng xếp dỡ tại cảng... nhằm tạo miễn dịch cộng đồng, rộng đường cho doanh nghiệp sớm ổn định sản xuất; kiến nghị Bộ Tài chính miễn, giảm tiền thuế đất cho doanh nghiệp trong năm 2021 và giảm thuế thu nhập cá nhân năm 2021 để hỗ trợ người lao động; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo khối ngân hàng thương mại gia hạn các khoản vay đến hạn, giảm lãi suất cho vay với nguồn vốn phục vụ thu mua nông sản, cho vay thêm theo hình thức tín chấp hoặc tăng hạn mức, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay...

Đối với thành phố Hà Nội, hiện nay, khả năng sản xuất nông nghiệp của thành phố mới đáp ứng từ 30% đến 65% nhu cầu tiêu thụ, tùy từng nhóm nông sản. Với sự hỗ trợ tích cực của các bộ, ngành liên quan trong 8 tháng của năm, Hà Nội đã hỗ trợ 22 tỉnh, thành phố tiêu thụ nông sản, tổ chức kết nối tiêu thụ thông qua đa dạng các hình thức. Kết quả, Hà Nội đã bảo đảm sản xuất, kinh doanh, bình ổn thị trường...

Các địa phương cần tạo điều kiện cho các sản phẩm nông sản lưu thông thuận lợi.

Về khâu hỗ trợ vận chuyển, lưu thông hàng nông sản, thành phố ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo lực lượng chức năng hỗ trợ tối đa trong hoạt động vận chuyển hàng hóa của Hà Nội và các tỉnh, thành phố lưu thông trên địa bàn thành phố; thường xuyên nắm bắt thông tin khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất, phân phối, hợp tác xã sản xuất trên địa bàn thành phố về công tác khai thác, vận chuyển hàng hóa; hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời, bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, không để chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu bị đứt gãy, hay thiếu hàng hóa. Thời gian tới, song hành các biện pháp hỗ trợ sản xuất hiệu quả, thành phố Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện chuyên chở hàng hóa, nông sản, bảo đảm quy định về công tác phòng dịch.

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc sản xuất, lưu thông, tiêu thụ nông sản còn nhiều khó khăn, vướng mắc do những yếu tố chủ quan và khách quan. Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương bảo đảm lưu thông hàng hóa theo đúng chỉ đạo của Trung ương, không phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ, tuyệt đối phải bảo đảm không để lây lan dịch bệnh trong quá trình lưu thông hàng hóa. UBND các tỉnh, thành phố tổ chức cuộc họp với doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp xây dựng phương án phục hồi sản xuất; rà soát tổng thể công tác tái đàn, tái sản xuất, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán. Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động có văn bản hướng dẫn, phối hợp với các địa phương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, tạo điều kiện, bảo đảm sản xuất, lưu thông hàng hóa...

Đặc biệt, các địa phương, các đơn vị, bộ, ngành cần sớm có hướng dẫn, hỗ trợ tài chính, vay vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã... thu mua, chế biến, bảo quản nông sản, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, lưu thông trong lĩnh vực nông nghiệp.

 Sơn Tùng - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giải pháp phát huy vai trò của bảo hiểm thất nghiệp trong đào tạo lại lao động

Đào tạo lại nguồn lao động được xem là giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời góp phần điều tiết thị trường lao động, hạn chế thất nghiệp. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc này sẽ không dễ thực hiện và khó mang lại hiệu quả như kỳ vọng, nếu không có những đánh giá tác động kỹ lưỡng.

Nguồn: Hà Nội mới http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/1011856/bao-dam-luu-thong-tieu-thu-nong-san-trong-boi-canh-phong-chong-dich-covid-19

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com