Xem nhiều

Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất điều chỉnh chính sách thuế đối với xăng dầu

07/07/2022 09:12

Kinhte&Xahoi Bộ Tài chính đã và đang tiếp tục trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh chính sách thuế đối với xăng dầu trong năm 2022.

Trong năm 2021, Bộ Tài chính đã trình và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12/2022 (từ 3.000 đồng/lít xuống còn 1.500 đồng/lít) theo Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021.

Sang đầu năm 2022, Bộ Tài chính tiếp tục trình và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý giảm 70% mức thuế bảo vệ môi trường đối với dầu hỏa và giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn (trừ nhiên liệu bay) từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022 theo Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022.

Ảnh minh họa

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn theo các Nghị quyết trên sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 25.538 tỷ đồng.

Trong đó, giảm thu ngân sách Nhà nước do giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay theo Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 khoảng 1.584 tỷ đồng và giảm thu ngân sách Nhà nước do giảm mức thuế bảo vệ môi trường xăng dầu, mỡ nhờn theo Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 khoảng 23.954 tỷ đồng.

Việc giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay và xăng dầu, mỡ nhờn đã góp phần giảm trực tiếp chi phí thuế trong cơ cấu giá xăng dầu, từ đó góp phần giảm bớt sự tăng giá xăng dầu trong nước do giá xăng dầu thế giới tăng, qua đó đã góp phần kiềm chế lạm phát.

Số liệu thống kê cho thấy, ngay khi thực hiện giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn, giá xăng trong nước đã có sự điều chỉnh giảm 2 kỳ liên tiếp so với kỳ điều hành liền trước.

Trong quý II/2022, giá xăng dầu thế giới vẫn tiếp tục tăng cao và nguồn cung trong nước chưa thể cung cấp kịp thời cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, để tiếp tục góp phần ổn định giá xăng dầu, kiểm soát lạm phát, thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 8/6/2022 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2022 và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, xây dựng dự án Nghị quyết của UBTVQH về mức thuế BVMT đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Thừa ủy quyền của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 244/TTr-CP trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án nghị quyết. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện giá dầu thô thế giới vẫn duy trì ở mức trên 100 USD/thùng, giá bán lẻ trong nước được dự báo vẫn tăng cao.

Để giảm tác động tới sản xuất, kinh doanh, Chính phủ đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn khung thuế suất theo thẩm quyền quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trước đề xuất của Chính phủ, sáng 6/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có cuộc họp bất thường và thông qua Nghị quyết về mức bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết ngày 31/12/2022.

Cụ thể, xăng (trừ etanol) giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; Nhiên liệu bay giảm từ 1.500 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; Dầu diesel giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 500 đồng/lít; Dầu mazut, dầu nhờn giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít; Mỡ nhờn giảm từ 1.000 đồng/kg xuống mức sàn 300 đồng/kg; Dầu hỏa vẫn giữ mức 300 đồng/lít vì đây là mức sàn trong khung mức thuế.

Theo ước tính, chính sách này nếu được quyết từ ngày 1-8-2022 thì ước giảm thu ngân sách nhà nước từ giảm thuế bảo vệ môi trường cộng với giá trị gia tăng vào khoảng 7.000 tỷ đồng.

Cùng với việc đang triển khai 2 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với giảm thuế bảo vệ môi trường từ đầu năm đến nay trên mặt hàng xăng dầu thì tổng thu ngân sách nhà nước khi thực hiện tất cả các giải pháp sẽ ước giảm thu khoảng 32.538 tỷ đồng trong năm 2022.

Với việc giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn như đề xuất và giả định các yếu tố khác cấu thành giá cơ sở xăng dầu không thay đổi so với kỳ điều hành ngày 21/6/2022 thì tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu còn khoảng 20,47% đối với xăng E5RON92, khoảng 21,41% đối với xăng RON95 và khoảng 11% đối với dầu diesel.

Như vậy, so với nhiều nước trên thế giới, tỷ trọng thuế trong giá xăng dầu bán ra của nước ta hiện nay vẫn thấp hơn mức bình quân chung. Tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu ở nhiều nước chủ yếu trong khoảng 40 - 55% đối với xăng và 35 - 50% đối với dầu (ngoại trừ một số quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thì có tỷ trọng thấp hơn).

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, ngoài những giải pháp trên, Bộ Tài chính cũng chủ động các giải pháp, phương án khác nữa đối với chính sách thuế với mặt hàng xăng dầu, bao gồm cả thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt.

Bộ Tài chính đang nghiên cứu và báo cáo cấp có thẩm quyền để căn cứ vào diễn biến thực tế của giá xăng dầu trên thế giới và diễn biến giá xăng dầu ở Việt Nam ở từng thời điểm. Từ nay đến cuối năm, Bộ sẽ báo cáo cấp thẩm quyền có những động thái hoặc chính sách điều chỉnh cho phù hợp nhằm mục tiêu ổn định giá xăng dầu trong nước và hỗ trợ cho phát triển kinh tế, xã hội cho cả nước.

Bên cạnh đó, để đa dạng hóa nguồn cung xăng (tránh bị động bởi phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Hàn Quốc và ASEAN), đồng thời đảm bảo mức chênh lệch phù hợp với mức thuế suất theo các FTA mà Việt Nam đã ký kết, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị định về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang khẩn trương tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, địa phương về dự án Nghị định về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi để trình Chính phủ (trong tháng 8/2022).

Theo đó, trên cơ sở ý kiến tham gia, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh mức thuế suất MFN đối với xăng từ 20% xuống mức phù hợp. Đối với mặt hàng dầu hiện đang áp dụng mức thuế suất MFN là 7% đã đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế.

Cùng với giải pháp điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế và giải pháp điều chỉnh giảm mức thuế suất MFN từ 20% xuống mức phù hợp.

Đồng thời, Bộ Tài chính đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và giảm thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu cho phù hợp để trình Chính phủ và trình Quốc hội xem xét quyết định.

Hậu Lộc - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mượn cớ thi trên mô hình, nhiều cơ sở đào tạo lái xe ô tô tuỳ tiện tăng giá

Trước thông tin chuẩn bị áp dụng quy định mới về giám sát thời gian học lái đường trường cùng việc học và thi trên thiết bị mô phỏng, nhiều cơ sở đào tạo lái xe ô tô đã tự ý tăng mức học phí, thậm chí nhiều nơi còn tăng hơn 50% so với trước. Vì vậy, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã yêu cầu các cơ sở đào tạo lái xe ô tô không được tùy tiện tăng học phí.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/bo-tai-chinh-tiep-tuc-de-xuat-dieu-chinh-chinh-sach-thue-doi-voi-xang-dau-200420.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com