Xem nhiều

Chủ tịch Quốc hội: Dẹp bỏ những quỹ tài chính “thu nhiều, chi không bao nhiêu”

14/08/2019 10:02

Kinhte&Xahoi “Khi làm luật Phòng chống tác hại của rượu bia, nhiều ý kiến đòi lập quỹ mới nhưng Quốc hội không mặn mà. Vậy là có người nói “không có quỹ thì ra luật làm gì”. Như vậy, người ta chỉ chăm chăm ra một cái quỹ để được quyền thu, được quyền chi” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bức xúc nói.

Lập quỹ dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực

Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu tại phiên thảo luận.

Góp ý tại phiên thảo luận về báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013-2018 tại UB Thường vụ Quốc hội chiều 13/8, Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, qua kết quả giám sát cho thấy vấn đề công khai minh bạch hoạt động một số quỹ là có vấn đề.

“Tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này rất dễ xảy ra, đề nghị Chính phủ có báo cáo rõ, trong số những quỹ này có những vụ việc lớn nào đã xảy ra, nguyên nhân vì sao. Từ những vụ việc cụ thể chúng ta rút ra vấn đề gì?” - bà Nga đặt vấn đề.

Chủ nhiệm UB Tư pháp cho rằng việc bỏ quỹ nào, để quỹ nào trước hết phải từ rà soát của Chính phủ và đề nghị đoàn giám sát phối hợp với Chính phủ, giao một thời hạn hoàn thành cụ thể khi nói về đề xuất bãi bỏ ngay 6 quỹ, trong đó có Quỹ Bảo trì đường bộ, xây dựng lộ trình bãi bỏ 3 quỹ khác, trong đó có Quỹ Bình ổn giá xăng dầu mà đoàn giám sát nêu ra.

Ý kiến về vấn đề này, Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường Phan Xuân Dũng nêu quan điểm, các quỹ đề nghị bỏ ngay là những quỹ có “tên tuổi” và nhiều đóng góp, còn những loại quỹ không ai nhắc đến thì không thấy đề cập.

“Ví dụ, Quỹ Bảo trì đường bộ, nếu bỏ ngay sẽ tác động rất lớn đến đời sống người dân. Cần phân tích kỹ ưu, khuyết điểm và tầm lan truyền của quỹ này” - ông Dũng cho rằng, trước hết nên bãi bỏ ngay những quỹ “vô thưởng vô phạt”, không ai biết.

Theo ông Dũng, mục đích của các quỹ ngoài ngân sách sinh ra là để dùng vốn ngân sách làm “vốn mồi”, từ đó huy động nguồn lực xã hội. Nhưng thực tế cơ bản là để bố trí ngân sách Nhà nước, còn theo báo cáo của đoàn giám sát, việc huy động thu hút các nguồn lực rất hạn chế.

Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh đánh giá đầu mối quản lý các quỹ ngoài ngân sách chưa tốt. Việc thu, chi quỹ còn khá nhiều bất cập, chi cho những hoạt động không phải của quỹ mà cho tuyên truyền, quảng cáo, cho tổ chức bộ máy…

“Thậm chí có quỹ chi không hết còn gửi ngân hàng thương mại, cần rà soát, chấn chỉnh việc này” - ông Thanh nêu thực tế.

Về đề nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Chủ nhiệm UB Kinh tế cho hay vừa qua khi làm việc với Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, họ nói nếu bỏ quỹ này thì việc thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát rất khó khăn. Khi giá xăng dầu thả nổi sẽ ảnh hưởng đến giá cả của nhiều mặt hàng khác.

“Chăm chăm lập quỹ để được quyền thu, quyền chi”

Chủ tịch Quốc hội: "Người ta chỉ chăm chăm ra một cái quỹ để được quyền thu, được quyền chi".

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh việc có quá nhiều quỹ làm phân tán nguồn lực Nhà nước.

“Tôi nhớ có hình tượng sông thì cạn nước nhưng nhiều hồ nhỏ xung quanh vẫn còn chứa nước. Ngân sách Nhà nước là một dòng sông đã cạn, còn các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách thì như các hồ nhỏ vẫn trữ nước” - bà Ngân ví von.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu rà soát, đánh giá lại, quỹ nào hoạt động tốt, đúng tôn chỉ mục đích, mang lại hiệu quả thì giữ, còn lại thì làm rõ quỹ nào nhỏ, không có hoạt động đáng kể thì cần dẹp bỏ.

“Bây giờ Quỹ Phòng chống thiên tai theo báo cáo chi rất ít, cứ thiên tai xảy ra thì chúng ta lại đóng góp, cơ quan nào cũng đóng góp, rồi ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương, dự phòng ngân sách rồi các doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể đều đóng góp.  Như vậy, việc tồn tại quỹ này phải xem lại”, Chủ tịch Quốc hội nêu dẫn chứng phân tích.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhắc lại chuyện làm luật Phòng chống tác hại của rượu bia vừa qua, nhiều ý kiến đòi lập quỹ mới, tương đương có Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá. Nhưng đề xuất đưa ra Quốc hội không mặn mà vì nguyên tắc được đề ra gần đây khi xây dựng luật là không làm phát sinh quỹ, phát sinh bộ máy, biên chế. Khi đó, có người đã nói, “không có quỹ thì ra luật làm gì”.

“Đây là sự thật, và nó có nghĩa là người ta chỉ chăm chăm để ra một cái quỹ để được quyền thu, được quyền chi trong này” – Chủ tịch Quốc hội bình luận.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị UB Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết đánh giá thực trạng và hiệu quả các quỹ đem lại, đưa ra đề xuất, định hướng cần rà soát, đánh giá kỹ từng quỹ với lộ trình bãi bỏ (nếu có) cụ thể.

Giải trình thêm các vấn đề, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, theo thống kê có 48 quỹ gồm 28 quỹ ở Trung ương, 20 quỹ ở địa phương. Việc thành lập các quỹ phần lớn là đúng quy định pháp luật, đã góp phần huy động nguồn lực xã hội vào đầu tư, phát triển, việc tồn tại các quỹ là khách quan, cần thiết và phù hợp thông lệ quốc tế, góp phần giảm áp lực cho ngân sách. Nhưng hầu hết các quỹ cũng đều lập trước khi có luật Ngân sách nhà nước 2015 nên so với quy định tại luật này thì nhiều quỹ không đáp ứng yêu cầu.

Về những tồn tại, hạn chế được chỉ ra trong báo cáo giám sát, Bộ trưởng Tài chính khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng cũng nhấn mạnh tinh thần yêu cầu về điều kiện thành lập và hoạt động của các quỹ cần minh bạch và công khai…

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cần cảnh báo sớm cho doanh nghiệp Việt Nam

Báo cáo của Cục Phòng vệ thương mại (PVTM), Bộ Công Thương mới đây cho thấy có 2 vấn đề: xu thế bảo hộ đang gia tăng; tần suất các vụ kiện phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức độ cao.

Nguồn: Dân Trí/ Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com