Xem nhiều

Coco Shop 'ngựa quen đường cũ', tiếp tục bày bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc?

02/08/2019 15:48

Kinhte&Xahoi Hàng loạt mỹ phẩm được giới thiệu là hàng nhập khẩu nhưng không được dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, vẫn được Coco Shop bày bán xen kẽ cùng với hàng chính hãng mặc cho trước đó đã bị xử phạt vì hành vi buôn bán mỹ phẫm nhập lậu.

Tạp chí Hàng Hóa và Thương Hiệu HN nhận được nhiều thông tin phản ánh của bạn đọc về chuỗi cửa hàng mỹ phẩm Coco Shop trên địa bàn Hà Nội bán hàng nhập khẩu, xách tay không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đủ điều kiện lưu hành ngoài thị trường.

Vào vai người muốn mua mỹ phẩm, PV đã tới cửa hàng tại 208 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội thuộc Hệ thống siêu thị Coco Shop. Ghi nhận thực tế, PV nhận thấy tại đây có rất nhiều sản phẩm có chữ nước ngoài, nhưng không hề được dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật, từ dầu gội đầu, phấn phủ, tẩy da chết, kem chống nắng, sữa rửa mặt... Những sản phẩm này được trưng bày trên kệ bán hàng, xen kẽ với những sản phẩm chính hãng khác được dán tem nhãn đầy đủ.

 
Nhiều sản phẩm bày bán tại cửa hàng 208 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt

Tại cửa hàng, nhân viên liên tục chăm sóc khách vào mua hàng và giới thiệu các sản phẩm mỹ phẩm của Coco Shop đều được nhập khẩu từ các thương hiệu uy tín quốc tế như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ. 

Cầm trên tay một sản phẩm phấn phủ, toàn bằng chữ nước ngoài (ghi chờ Hàn Quốc), không hề có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, khi PV hỏi nữ nhân viên vềc công dụng và cách dùng của sản phẩm này thì nữ nhân viên trả lời rất chuyên nghiệp như được lập trình sẵn dù toàn chữ nước ngoài.

Khi PV hỏi tại sao sản phẩm lại không có thông tin, nhãn mác bằng tiếng Việt, nhân viên này cho biết đây là những sản phẩm xách tay từ nước ngoài nên cứ yên tâm về chất lượng.

Qua tìm hiểu của PV được biết, các chuỗi cửa hàng mỹ phẩm Coco Shop (5 Cơ sở chính tại Hà Nội) đều thuộc sở hữu của công ty TNHH Thương mại và Đầu tư XNK Việt Nam do bà Phạm Thị Ngọc Anh làm giám đốc. Doanh nghiệp này có địa chỉ trụ sở tại số 10 ngõ 59 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.

Tháng 6/2018, chuỗi cửa hàng mỹ phẩm Coco Shop từng bị Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, xử phạt hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu. Tuy nhiên hiện tại chuỗi cửa hàng này vẫn ngang nhiên bày bán những mặt hàng không rõ nguồn gốc, chất lượng sản phẩm mập mờ, thách thức cơ quan chức năng cũng như xem thường sức khỏe của người tiêu dùng vì lợi nhuận.

Chuỗi cửa hàng Coco Shop từng bị Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, xử phạt hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu.

Theo Nghị định số 89/2006/NĐ – CP về nhãn hàng hóa và Nghị định 43/2017/NĐ-CP nêu rõ: “Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc." 

Việc sản phẩm nhập khẩu buộc phải có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt trong luật đã quy định rõ. Mục đích nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng kiểm soát, phân biệt được với hàng hóa nhập lậu. Trên nhãn phụ phải chứa đựng đầy đủ các thông tin hướng dẫn sử dụng, thành phần công thức đầy đủ, tên tổ chức sản xuất, nước sản xuất, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; định lượng thể hiện bằng khối lượng tịnh hoặc thể tích; số lô sản xuất; ngày sản xuất... tuy nhiên rất nhiều sản phẩm bày bán trong Coco Shop không có ten nhãn phụ tiếng Việt.

Vì sao các sản phẩm không đảm bảo yêu cầu theo quy định của pháp luật nhưng Coco Shop vẫn thoải mái bày bán?  Hàng hoá& Thương hiệu HN đang liên hệ với cơ quan chức năng và người đại diện của Coco Shop để làm rõ những vấn đề mà độc giả đang phản ánh. 

Võ Đình Nhật


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

“Bàn tay vô hình” đằng sau vấn nạn sách giả

Cuộc chiến phòng chống sách lậu, sách giả hàng thập kỷ qua đã gặp không ít gian nan. Theo một thống kê gần nhất của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, chỉ riêng sách giáo dục, kể từ năm 2010 đến nay có ít nhất 500.000 đầu sách và gần 8 tấn bán thành phẩm sách giáo dục bị in lậu tại rất nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Hóa đơn điện tử: Lúng túng thời điểm khởi tạo và chữ ký số

Đại diện Tổng cục Thuế (TCT) khẳng định thời điểm khởi tạo hóa đơn (HĐ) điện tử (ĐT) và ngày ký HĐĐT phải trùng nhau thì HĐ đó mới được coi là hợp lệ, song thực tế vướng mắc chủ yếu của doanh nghiệp (DN) hiện nay là ngày khởi tạo HĐ và ngày ký HĐ (chữ ký ĐT) không trùng nhau, trong khi việc thể hiện thời gian trên HĐ mỗi cục thuế hướng dẫn một khác.

Kinh doanh sa sút và thua lỗ nhưng bầu Đức vẫn... cực giàu!

Tái cơ cấu Hoàng Anh Gia Lai dường như vẫn là bài toán dài hơi với bầu Đức khi tập đoàn này vừa báo lỗ hơn 700 tỷ đồng trong quý II/2019. Đáng chú ý là tập đoàn này đang có khoản vay, mượn tới gần 2.700 tỷ đồng với Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức.

Nguồn: HATAP

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com