Xem nhiều

Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng: Tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp

17/05/2024 09:48

Kinhte&Xahoi Thời gian qua, thuế giá trị gia tăng đã 3 lần được điều chỉnh giảm và có tác động tích cực đến sức cầu tiêu dùng cũng như nền kinh tế.

Trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn gặp khó khăn, Chính phủ đã đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng cuối năm 2024. Đây là giải pháp quan trọng nhằm tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp và hỗ trợ nền kinh tế phát triển.

Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% góp phần giảm giá hàng hóa, kích thích tiêu dùng, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Sản xuất nhựa Việt Nhật (huyện Thanh Oai). Ảnh: Đỗ Tâm

Kích cầu tiêu dùng

Thời gian qua, Quốc hội đã 3 lần ban hành nghị quyết giảm 2% thuế giá trị gia tăng. Lần thứ nhất, từ ngày 1-2 đến 31-12-2022; lần thứ hai, từ ngày 1-7 đến 31-12-2023; lần thứ ba, từ ngày 1-1 đến 30-6-2024.

Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về kết quả của chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng, năm 2022, giá trị hỗ trợ doanh nghiệp và người dân là khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa, đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19,8% so với năm 2021. Năm 2023, việc giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong 6 tháng cuối năm đã hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tổng cộng khoảng 23,4 nghìn tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý III-2023 tăng 7,5%, quý IV-2023 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6% so với năm trước.

Đến năm 2024, việc giảm thuế giá trị gia tăng trong 3 tháng đầu năm 2024 đã hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khoảng 11,4 nghìn tỷ đồng (số thuế giá trị gia tăng tại khâu nhập khẩu giảm khoảng 4 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 1,3 nghìn tỷ đồng/tháng; số thuế giá trị gia tăng nội địa giảm khoảng 7,4 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 2,4 nghìn tỷ đồng/tháng).

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính chung quý I-2024 đạt hơn 1.537 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trong nước quý I-2024 tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Chính phủ đánh giá, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% đã góp phần giảm giá hàng hóa thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó kích thích tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩm và tác động ngược trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động.

Ước giá trị hỗ trợ khoảng 24 nghìn tỷ đồng

Người dân mua hàng tại Trung tâm thương mại Aeon Mall (quận Long Biên). Ảnh: Quang Thái

Sau thời gian dài chống chịu với dịch Covid-19, doanh nghiệp trong nước đang trong quá trình phục hồi nên hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn. Tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp và khó dự báo; sự phục hồi của các đối tác thương mại lớn chậm, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng...

Trong nước, mặc dù nhiều ngành, lĩnh vực có triển vọng tích cực; nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quả, song khó khăn, thách thức vẫn nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Tổng cầu tiêu dùng trong nước được xem là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, do vậy cần tiếp tục có giải pháp về chính sách tài chính hiệu quả hơn.

Trong các chính sách tài khóa, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Theo tính toán, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024, ngân sách giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng nhưng doanh nghiệp, người dân tiếp tục được trợ lực, tăng sức đề kháng.

Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Nội Nguyễn Thị Kim Dung cho biết, từ khi thuế giá trị gia tăng được điều chỉnh giảm, việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, việc giảm sắc thuế này còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí khi mua nguyên, nhiên, vật liệu và các yếu tố đầu vào khác, tương đương tỷ lệ giảm thuế trong tổng doanh số mua vào của doanh nghiệp. Số tiền này được đưa vào tái đầu tư, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh.

“Chúng tôi rất vui mừng khi thời gian tới, thuế giá trị gia tăng có thể tiếp tục giảm. Hy vọng đề xuất của Chính phủ sẽ được thông qua, cùng với sự hỗ trợ của nhiều chính sách khác giúp doanh nghiệp hồi phục nhanh hơn”, bà Nguyễn Thị Kim Dung chia sẻ.


Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc:

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất

Giảm thuế giá trị gia tăng là một trong những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất, bởi với giảm thuế giá trị gia tăng, diện điều chỉnh thuế rất rộng. Giảm thuế giá trị gia tăng đi đôi với việc giảm giá bán hàng hóa, dịch vụ tương ứng với số thuế được giảm. Khi sản phẩm được giảm giá, người tiêu dùng chi tiêu, mua hàng hóa nhiều hơn, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn. Dù dịch Covid-19 đã qua nhưng doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, bởi những tác động bên ngoài. Vì vậy, việc Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng cuối năm 2024 là giải pháp hợp lý, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, phục hồi và phát triển.

Những lần giảm thuế giá trị gia tăng trước, số tiền thu ngân sách từ sắc thuế này giảm, cho thấy Nhà nước đã chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh, từ đó doanh nghiệp đóng góp trở lại vào ngân sách nhà nước.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội Mạc Quốc Anh:

Nên giảm thuế với hàng hóa chịu thuế 10%

Với doanh nghiệp, trong bối cảnh khó khăn, mọi sự hỗ trợ đều rất quan trọng. Thời gian qua, doanh nghiệp đã được hỗ trợ mạnh từ việc giảm thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách này, doanh nghiệp phát sinh một số vướng mắc về việc xác định hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng, bởi tính chất đa dạng, đa chức năng của hàng hóa, dịch vụ. Có không ít trường hợp hàng hóa đồng nhất về tên gọi, chức năng, song lại khác biệt về thành phần, cấu tạo, cơ chế hoạt động nên phải áp dụng chính sách thuế khác nhau, dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xuất hóa đơn.

Cộng đồng doanh nghiệp rất vui mừng khi vừa qua Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng cuối năm 2024. Để thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai chính sách, chúng tôi mong muốn, nếu nguồn lực hỗ trợ được nhiều hơn thì nên giảm 2% thuế giá trị gia tăng với tất cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%.

Chị Nguyễn Thị Thúy Lan (phường Văn Quán, quận Hà Đông):

Người dân hưởng lợi trực tiếp

Tôi được biết thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, cấu thành trong giá bán của hàng hóa, dịch vụ. Vì thế, về mặt lý thuyết, khi giảm 2% thuế giá trị gia tăng thì giá hàng hóa, dịch vụ sẽ giảm tương ứng. Do đó, người dân là đối tượng hưởng lợi trực tiếp khi điều chỉnh giảm sắc thuế này. Là người nội trợ trong gia đình, mỗi lần đi chợ, tôi đều phải “cân đong, đo đếm” để chi tiêu ở mức hợp lý nhất. Có thể nói, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đã giúp ích cho người dân khi mua hàng hóa. Dù mức giá giảm không quá mạnh, song trong bối cảnh khó khăn, mọi hỗ trợ đều đáng quý, góp phần giúp người dân bớt được gánh nặng.

Hàng hóa, dịch vụ giảm giá sẽ kích thích tiêu dùng, từ đó doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn. Tôi hy vọng khi thuế giá trị gia tăng tiếp tục được giảm, sức tiêu thụ sản phẩm tăng, doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, tạo nhiều việc làm hơn, kinh tế tăng trưởng tốt, từ đó thu nhập của người dân được cải thiện hơn.

Thanh Hương ghi 

Hương Thủy - Hà Nội mới

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

270 gian hàng "tinh hoa" công nghiệp nông thôn hội tụ

Chiều 16-5, tại Cung Triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia (số 1 Đỗ Đức Dục, quận Nam Từ Liêm), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc - Hà Nội.

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/de-xuat-tiep-tuc-giam-thue-gia-tri-gia-tang-tang-suc-de-khang-cho-doanh-nghiep-666562.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com