Xem nhiều

Hà Nội dừng triển khai dự án BT của Tập đoàn Nam Cường, xem xét giao các huyện làm CĐT

28/06/2021 10:20

Kinhte&Xahoi Dự án Đường trục phát triển kinh tế Bắc Nam tỉnh Hà Tây (cũ) được TP Hà Nội xem xét đầu tư bằng nguồn ngân sách thay vì hình thức BT và giao các huyện có tuyến đường đi qua làm chủ đầu tư.

Xem xét đầu tư bằng nguồn ngân sách thay vì hình thức BT

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã có văn bản trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 18, HĐND TP khóa XV.

Một trong những ý kiến được cử tri nêu ra có liên quan đến Dự án đường trục phát triển kinh tế Bắc Nam của Công ty Nam Cường từ lâu không triển khai thực hiện. Cử tri đã đề nghị TP Hà Nội cho biết dự án này còn thực hiện nữa hay không và khi nào sẽ triển khai thực hiện.

Hình ảnh ở Dự án Đường trục phát triển kinh tế Bắc Nam tỉnh Hà Tây (Ảnh: Vietnam Finance)

 Về câu hỏi của cử tri, UBND TP Hà Nội cho biết Dự án Đường trục phát triển kinh tế Bắc Nam tỉnh Hà Tây (cũ) được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương và cho phép lựa chọn nhà đầu tư thực hiện thông qua hình thức Hợp đồng BT từ năm 2008; được UBND tỉnh Hà Tây chấp thuận thông qua Hồ sơ đề xuất và chỉ định nhà đầu tư đàm phán hợp đồng dự án.

Dự án đã triển khai GPMB và thi công với tổng chi phí thực hiện khoảng 164 tỷ đồng nhưng phải tạm dừng do sáp nhập tỉnh Hà Tây với TP Hà Nội.

UBND TP Hà Nội đã có văn bản số 2508/UBND-KH&ĐT ngày 23/5/2017 chấp thuận chủ trương tiếp tục đầu tư dự án xây dựng Đường trục kinh tế Bắc Nam tỉnh Hà Tây (cũ) theo hình thức BT với hướng tuyến và quy mô thay đổi so với trước đây.

Tuy nhiên do chưa tìm được quỹ đấy dự kiến thanh toán cho Dự án nên đến nay Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Dự án chưa được phê duyệt.


Theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) việc tiếp tục đầu tư Dự án theo hình thức Hợp đồng BT không còn phù hợp.

“Hiện nay, các huyện có dự án đi qua gồm Chương Mỹ, Thạch Thất, Phúc Thọ đều có các văn bản đề nghị UBND TP xem xét giao huyện làm Chủ đầu tư thực hiện các đoạn tuyến đi qua địa bàn Huyện, TP sẽ xem xét đầu tư từ nguồn ngân sách TP giai đoạn 2021 – 2025”. UBND TP Hà Nội cho biết.

Đường đi trắc trở Dự án BT từng do Tập đoàn Nam Cường thực hiện

Theo tìm hiểu của phóng viên, UBND TP Hà Nội vào năm 2014 từng cho biết, Dự án Đường trục phát triển kinh tế Bắc Nam tỉnh Hà Tây (cũ) được triển khai theo hình thức hợp đồng BT. Theo đó, nhà đầu tư là Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường (nay là Công ty CP Tập đoàn Nam Cường Hà Nội); Cơ quan quản lý hợp đồng là Sở Giao thông Vận tải.

Đề xuất Dự án Đường trục phát triển kinh tế Bắc Nam tỉnh Hà Tây của Công ty CP tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội. (Ảnh: ctec.org.vn)

Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương tại Văn bản số 209/TTg-CN ngày 5/2/2008; UBND tỉnh Hà Tây cũ chấp thuận Hồ sơ đề xuất tại Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 27/3/2008, điều chỉnh chấp thuận Hồ sơ đề xuất tại Quyết định số 1721/QĐ-UBND ngày 24/6/2008.

Được biết, Nhà đầu tư đã phê duyệt Dự án tại Quyết định số 97A/QĐ-NC ngày 06/6/2008/2008, điều chỉnh quy mô Dự án tại Quyết định số 105/QĐ-NC ngày 26/6/2008; Hợp đồng BT số 03/HĐBT ngày 01/7/2008 với tổng giá trị khoảng 7.328 tỷ đồng, tiến độ 60 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Phương án thu hồi vốn: Tại Khu đô thị thương mại Quốc Oai, huyện Quốc Oai (1.124 ha) và Khu đô thị Chương Mỹ, huyện Chương Mỹ (750,6 ha).

Ngày 02/12/2013, UBND TP Hà Nội  đã có Thông báo số 166/TB-VP, trong đó Dự án trên thuộc diện dừng triển khai theo hình thức hợp đồng BT.

Đến ngày 28/3/2014, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 1703/QĐ-UBND thành lập Tổ công tác xử lý, giải quyết các khó khăn vướng mắc đối với các dự án không tiếp tục triển khai theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) theo Thông báo số 166/TB-VP ngày 02/12/2013 của UBND TP Hà Nội.

UBND thành phố đã có chỉ đạo chấp thuận dừng triển khai thực hiện Dự án Đường trục phát triển kinh tế Bắc Nam tỉnh Hà Tây (cũ) theo nguyên trạng khối lượng đã thực hiện.


Sau khi hoàn thành việc thanh lý hợp đồng BT, giao Sở Giao thông Vận tải tiếp nhận nguyên trạng khối lượng đã thực hiện của Dự án BT trên hiện trường từ nhà đầu tư và giao Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư cho đoạn tuyến 6,2 km đã giải phóng mặt bằng, thi công dở dang trên địa bàn huyện Phúc Thọ với quy mô hợp lý, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Tiếp theo đó, UBND TP Hà Nội đã có văn bản số 2508/UBND-KH&ĐT ngày 23/5/2017 chấp thuận chủ trương tiếp tục đầu tư dự án xây dựng Đường trục kinh tế Bắc Nam tỉnh Hà Tây (cũ) theo hình thức BT với hướng tuyến và quy mô thay đổi so với trước đây.

Vào tháng 6/2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã ban hành văn bản về việc dừng triển khai thực hiện 82 dự án BT trên địa bàn thành phố.

Lý do dừng triển khai các dự án nêu trên do theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021), đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT dừng triển khai dự án mới, dừng thực hiện dự án chưa phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Dự án Đường trục phát triển kinh tế Bắc Nam tỉnh Hà Tây (cũ) – Quy mô: 20km x 42 m do Công ty CP Tập đoàn Nam Cường làm nhà đầu tư cũng nằm trong danh sách 82 dự án BT bị TP Hà Nội dừng triển khai.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

 Lê Hải - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giải cứu các hãng hàng không: Cần công bằng, hiệu quả

Các DN hàng không đang rơi vào tình trạng kiệt quệ chưa từng thấy sau hơn một năm chống chọi với dịch Covid-19. Hơn hết nào hết, họ cần được giải cứu để tránh nguy cơ rơi vào bờ vực phá sản. Tuy nhiên, điều quan trọng là giải cứu các DN hàng không như thế nào để đảm bảo công bằng, hiệu quả.

Xăng, dầu tăng giá: Doanh nghiệp vận tải thêm gánh nặng

Hiện nay, chủ yếu các DN vận tải chỉ hoạt động cầm chừng, gần như không có khách để duy trì. Đã vậy, từ đầu tháng 6 tới nay, giá xăng, dầu tăng hai lần liên tiếp, trở thành gánh nặng kéo DN vận tải chìm sâu hơn trong khủng hoảng.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/du-an/ha-noi-dung-trien-khai-du-an-bt-cua-tap-doan-nam-cuong-xem-xet-giao-cac-huyen-lam-cdt-d159284.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com