Xem nhiều

Hỗ trợ người dân tộc thiểu số phát huy nội lực, vươn lên làm chủ cuộc sống

14/11/2021 10:37

Kinhte&Xahoi Thành phố Hà Nội đang xây dựng định hướng mục tiêu đến năm 2030, mức sống và thu nhập của Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngang bằng với nhân dân các xã vùng ngoại thành Hà Nội. Đặc biệt là cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố...

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân

 Xác định đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số là đầu tư phát triển bền vững, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm tập trung nguồn lực, có nhiều chính sách thiết thực đối với khu vực này; Qua đó góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Tại huyện Thạch Thất (Hà Nội), hiện có hơn 11.500 người dân tộc thiểu số sống tập trung tại ba xã Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung. Ðây là ba xã miền núi của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình sáp nhập về Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan.

Sau 13 năm sáp nhập về Thủ đô, với nguồn lực đầu tư tập trung, từ các xã có điều kiện kinh tế - xã hội hết sức khó khăn, đến nay ba xã đã có cơ sở hạ tầng phát triển, đời sống của người dân được nâng cao.

Thành phố Hà Nội đang xây dựng định hướng mục tiêu đến năm 2030, mức sống và thu nhập của Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngang bằng với Nhân dân các xã vùng ngoại thành

Chánh Văn phòng HÐND - UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Trường Giang cho biết: Triển khai thực hiện Kế hoạch 166 ngày 30/1/2012 và Kế hoạch 138 ngày 15/7/2016 của UBND thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi của Hà Nội, giai đoạn 2015 - 2019, ba xã miền núi Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung đã triển khai 46 dự án với tổng mức đầu tư gần 407 tỷ đồng.

Nguồn vốn này được tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, nhà văn hóa, trường học, cải tạo và xây mới công trình thủy lợi, chợ.

Ðến nay, đã xây mới 31 đường giao thông, 14 nhà văn hóa thôn, trung tâm văn hóa thể thao xã Yên Bình, 88 phòng học, chợ Yên Trung; Xây dựng, nâng cấp 12km mương thủy lợi. Thu nhập bình quân đầu người là 46 triệu đồng/người/năm, tăng 10 triệu đồng so với năm 2016.

Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số đến cuối năm 2019 còn 0,82%, giảm 22% so với năm 2016. 100% số hộ gia đình được sử dụng lưới điện quốc gia, tất cả ba xã đều đạt tiêu chí quốc gia về y tế, được thành phố công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới…

Chị Nguyễn Thị Thu (dân tộc Mường, ở thôn Đầm Bối, xã Yên Trung) chia sẻ, 5 năm gần đây, đời sống bà con dân tộc thiểu số trong xã có nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với sự hỗ trợ đầu tư của thành phố, huyện và các chương trình mục tiêu quốc gia nên hệ thống cơ sở hạ tầng như trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, giao thông, thủy lợi... được nâng cấp và xây mới.

Người dân còn được hỗ trợ về kỹ thuật, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vay vốn phát triển kinh tế, tạo việc làm cho hàng trăm người. Hằng năm, người dân được tuyên truyền về các chính sách, pháp luật mới; Được khuyến khích tập luyện cồng chiêng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; Tham gia các hội thi văn hóa, văn nghệ, thể thao dân gian… Nhờ vậy, tình đoàn kết cộng đồng được củng cố, bà con luôn tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Tập trung phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững

 Hà Nội hiện có gần 108 nghìn người dân tộc thiểu số sinh sống ở 30 quận, huyện, thị xã, trong đó cư trú tập trung theo cộng đồng tại 14 xã của năm huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Ðức. Những năm qua, thành phố đã dành hơn 2.000 tỷ đồng triển khai thực hiện 224 dự án thuộc các lĩnh vực: Y tế, thủy lợi, nước sạch, văn hóa, trường học, giao thông ở 14 xã có người dân tộc thiểu số sinh sống tập trung.

Phó Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Phúc Hải nhận định: Các chương trình, dự án, chính sách đã được triển khai kịp thời, hiệu quả. Ðến nay, tất cả các xã miền núi đã có mạng lưới điện quốc gia. Ðời sống của đồng bào được cải thiện, trình độ dân trí ngày một nâng cao. Nhiều tệ nạn xã hội và các hủ tục dần được đẩy lùi.

Thành phố Hà Nội đã có nhiều giải pháp cụ thể về huy động các nguồn lực để nâng cao cả đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Dù điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều thay đổi, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, song trên thực tế để rút ngắn hơn nữa khoảng cách giữa các xã miền núi với các xã vùng đồng bằng vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Ðợt khảo sát mới đây về tình hình thực hiện các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô giai đoạn 2016 - 2020 của các ban HÐND thành phố Hà Nội cho thấy vẫn cần tiếp tục đầu tư cho khu vực này.

Tuy nhiên, việc đầu tư các chương trình, dự án còn dàn trải, thi công kéo dài, nhất là các dự án về giao thông, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư. Trong khi đó, vốn đối ứng của địa phương và Nhân dân còn hạn chế, quy mô đầu tư ở một số nơi chưa sát thực tế cũng là lý do khiến các dự án chưa thật sự phát huy hiệu quả.

Ngoài ra, tại các địa phương cũng có những khó khăn riêng. Bên cạnh việc kiến nghị thành phố bố trí đủ nguồn lực để thực hiện các dự án theo đúng kế hoạch, nhất là ưu tiên cho nhóm chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và dự án về thủy lợi, nông nghiệp... các huyện Mỹ Ðức, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất kiến nghị cần tiếp tục có chính sách đặc thù phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với địa bàn các xã miền núi, ưu tiên các nguồn vốn đầu tư hằng năm và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

Ðồng thời, thành phố cần quan tâm, ưu tiên chính sách cho công tác đào tạo, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số đối với các xã miền núi.

Ðể phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian tới, thành phố Hà Nội cần có giải pháp cụ thể về huy động các nguồn lực để thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc nhằm xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khu vực này, góp phần nâng cao cả đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Quan trọng hơn, các địa phương cần khuyến khích, hỗ trợ để người dân tộc thiểu số phát huy nội lực, vươn lên làm chủ cuộc sống, góp phần gìn giữ, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc trong xu thế hội nhập và phát triển.

Khắc Nam - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Dot Property Vietnam Awards 2021 vinh danh KSF Group với loạt giải pháp tài chính thông minh

Với hướng đi tiên phong trong việc phát triển các giải pháp tài chính thông minh, kiến tạo nên những Trung tâm tài chính 4.0 và những công trình nghỉ dưỡng vươn tầm quốc tế, Tập đoàn KSFinane (KSF Group) đã xuất sắc được vinh danh ở 3 hạng mục giải thưởng quan trọng tại lễ trao giải Dot Property Vietnam Awards 2021 diễn ra vào ngày 12/11 vừa qua.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ho-tro-nguoi-dan-toc-thieu-so-phat-huy-noi-luc-vuon-len-lam-chu-cuoc-song-182920.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com