Xem nhiều

Hòa Phát xin nhận chìm 15,5 triệu m3 chất nạo vét: Tại sao tăng vọt?

27/09/2018 14:25

Kinhte&Xahoi Chỉ trong vòng 10 tháng, khối lượng nạo vét của Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi) liên tục được Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất đưa ra những con số khác nhau, ngày một tăng….

Theo tìm hiểu được biết, tại công văn số 3693/SXD-KT&VL ngày 21/11/2017 mà Sở Xây dựng Quảng Ngãi gửi lên UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc bán cát nhiễm mặn dư thừa từ nạo vét khu vực cảng chuyên dùng dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất và cảng Hào Hưng, Sở Xây dựng cho biết, theo báo cáo của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất ngày 15/11/2017, tổng khối lượng nạo vét đối với khu vực cảng chuyên dùng dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất khoảng hơn 9 triệu m3. Khối lượng sử dụng để san lấp mặt bằng khoảng hơn 3,9 triệu m3 và khối lượng dư thừa khoảng hơn 5,2 triệu m3.

Cũng theo Sở Xây dựng Quảng Ngãi, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 2031/QĐ-BTNMT ngày 22/8/2017 không nêu khối lượng nạo vét cụ thể.

Theo đó, Sở Xây dựng Quảng Ngãi đã đề xuất 3 phương án để xử lý khối lượng cát nhiễm mặn dư thừa từ nạo vét khu vực cảng dự án thép Hòa Phát Dung Quất và cảng Hào Hưng.

Phương án 1: Khối lượng cát nhiễm mặn được sử dụng để san lấp mặt bằng của dự án, phần còn lại sẽ được bán trong nước cho các địa phương lân cận để san lấp mặt bằng.

Với phương án này, Sở Xây dựng Quảng Ngãi cho rằng sẽ tận dụng được một phần vật liệu tại chỗ để san lấp mặt bằng cho các dự án từ nạo vét khu vực cảng, giảm bớt khối lượng dư thừa từ nạo vét. Giải phóng khối lượng cát nhiễm mặn còn dư thừa trong quá trình nạo vét sau khi đã sử dụng một phần để san lấp mặt bằng, trong khi không có vị trí đổ thải.

Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm là không thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh mà phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

Phương án 2: Sở Xây dựng đưa ra là khối lượng cát nhiễm mặn được sử dụng một phần để san lấp mặt bằng cho dự án, khối lượng còn lại lưu trữ ở bãi thải để sử dụng san lấp mặt bằng cho các công trình khác trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là khối lượng cát nhiễm mặn còn dư quá lớn, việc chọn địa điểm, giải phóng mặt bằng để xây dựng làm bãi thải rất khó tìm vị trí hợp lý và tốn nhiều kinh phí và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Cũng như các công trình có nhu cầu sử dụng khối lượng nạo vét này để san lấp mặt bằng trên địa bàn tỉnh hiện không có.

Phương án 3: Nhận chìm toàn bộ khối lượng cát dư thừa từ nạo vét sau khi đã sử dụng một phần để san lấp mặt bằng.

Với phương án này, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, việc nhận chìm toàn bộ khối lượng cát nhiễm mặn còn dư thừa từ nạo vét khu vực cảng là trái với Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2031/QĐ-BTNMT của Bộ TN&MT đối với dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Chính vì thế, Sở Xây dựng Quảng Ngãi đề nghị UBND tỉnh chọn phương án 1 để thực hiện.

Tiếp theo, tại công văn số 2768/SXD-KT&VL ngày 12/9/2018 của Sở Xây dựng Quảng Ngãi gửi Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất, Sở Xây dựng đề nghị Công ty này tính toán và báo cáo chuẩn xác tổng khối lượng nạo vét của dự án, khối lượng sử dụng để san lấp mặt bằng, khối lượng nhấn chìm (không sử dụng), khối lượng còn dư thừa.

Theo Sở Xây dựng Quảng Ngãi, qua xem xét nội dung tại công văn số 721/HPDQ ngày 10/9/2018 của Công  ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất cho thấy phương án đề nghị cho xuất khẩu vật chất nạo vét ra nước ngoài của Công ty chưa cụ thể về khối lượng cần xuất khẩu, đơn vị mua, nước nhập khẩu. Đồng thời, báo cáo số liệu về khối lượng vật chất còn dư thừa trong quá trình triển khai dự án chưa thống nhất với báo cáo mà Công ty đã báo cáo cho Sở Xây dựng trước đó.

Cụ thể, tại báo cáo ngày 15/11/2017, Công ty báo cáo khối lượng nạo vét còn dư thừa là hơn 5,2 triệu m3; khối lượng nạo vét tại bản xác nhận số 3653/XN-UBND ngày 20/6/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi là 6,8 triệu m3.

Trong khi đó, báo cáo tại công văn số 721/HPDQ lượng nạo vét dư thừa là 15,5 triệu m3.

Như vậy, trong vòng 10 tháng, khối lượng nạo vét của Dự án liên tục được Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất đưa ra những con số khác nhau, ngày một tăng.

Gần đây nhất, khối lượng chất thải nạo vét mà Hòa Phát xin nhận chìm lên đến 15,5 triệu m3.

Trả lời báo chí, đại diện truyền thông Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát cho rằng: "Dự án Cảng chuyên dùng Hòa Phát Dung Quất  được chia làm 2 giai đoạn với 11 bến cảng, trong đó giai đoạn 1 được thiết kế tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 DWT, giai đoạn 2 nâng cấp khả năng tiếp nhận tàu trọng tải từ 150.000 DWT đến 200.000 DWT để đảm bảo nhu cầu sản xuất.

Theo tính toán thiết kế, tổng khối lượng vật chất cần nạo vét tại khu vực bến cảng, vũng quay tàu và luồng tàu của cả 2 giai đoạn khoảng 19,4 triệu m3. Khối lượng vật chất nạo vét được sử dụng đề san lắp mặt bằng của Dự án khoảng 3,9 triệu m3. Khối lượng dư thừa còn lại khoảng 15,5 triệu m3 của cả 2 giai đoạn".

Hòa Phát không lý giải trực diện về nguyên nhân vì sao khối lượng chất nạo vét Tập đoàn xin nhận chìm tăng vọt sau 10 tháng. 

Về câu hỏi Tập đoàn Hòa Phát đã có những phương án như thế nào để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường biển nếu được phép nhận chìm hơn 15 triệu m3 chất nạo vét, cũng chưa có trả lời cụ thể.

Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) bổ sung nội dung nhận chìm vật chất nạo vét của Dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất (Dự án) chưa được phê duyệt, mà mới được thẩm định

Riêng hạng mục nhận chìm vì ở ngoài biển nên cần phải có đánh giá kỹ và có ý kiến của các Bộ, ngành liên quan.

Vì thế, Hội đồng đề nghị chủ đầu tư cần phải xin ý kiến của các cơ quan khoa học liên quan đến hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học, khu vực nạo vét, nhận chìm; xin ý kiến của các cơ quan khoa học về khả năng phát tán chất nạo vét trong quá trình nhận chìm thông qua đánh giá mô hình phát tán.

 

Theo Infonet/Phapluatplus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tập đoàn Trường Tiền và những dự án “bánh vẽ”

Trong thông điệp kỷ niệm 10 năm thành lập, Tập đoàn Trường Tiền (địa chỉ tại Lô 11, số 10 Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) đã “nổ” là Chủ đầu tư của hàng loạt dự án BĐS, nghỉ dưỡng cũng như sở hữu hàng chục công ty thành viên. Tuy nhiên khi phóng viên vào cuộc xác minh các dự án này thì hầu như các dự án BĐS của Tập đoàn này giới thiệu đều thuộc diện “bánh vẽ”.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com