Xem nhiều

Kiến nghị siết chặt quản lý đấu giá quyền sử dụng đất sau vụ việc tại Thủ Thiêm

14/03/2022 07:29

Kinhte&Xahoi Ngày 13-3, Bộ Tư pháp cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã rà soát, nghiên cứu và báo cáo Thủ tướng về việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, sau vụ việc đấu giá quyền sử dụng đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, thành phố Hồ Chí Minh.

Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất, khắc phục tình trạng trả giá quá cao nhưng không thực hiện nghĩa vụ trúng đấu giá, gây nhiều bất ổn cho thị trường như vụ việc đấu giá quyền sử dụng đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, Bộ Tư pháp kiến nghị, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ được giao trong Chỉ thị số 40/QT-TTg ngày 2-11-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản. Trong đó, chú trọng việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về đất đai về giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất, điều kiện, yêu cầu về năng lực tài chính của doanh nghiệp tham gia đấu giá, thời hạn nộp tiền trúng đấu giá, chế tài đối với doanh nghiệp trúng đấu giá quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền trúng đấu giá. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật của người có thẩm quyền quản lý tài sản, người có tài sản trong việc đưa quyền sử dụng đất ra đấu giá, tổ chức xác định giá khởi điểm đấu giá.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 62/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản, bảo đảm hoạt động đấu giá tài sản khách quan, minh bạch, khách quan; tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức đấu giá tài sản, bảo đảm thực hiện đúng trình tự, thủ tục đấu giá theo quy định của Luật Đấu giá tài sản.

Bộ Tư pháp cũng đề xuất giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, chỉ đạo người có tài sản đấu giá tại địa phương tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, phê duyệt phương án đấu giá, xác định giá khởi điểm, ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, xây dựng Quy chế cuộc đấu giá, giám sát quá trình bán hồ sơ, thẩm tra, đánh giá các điều kiện, năng lực của người tham gia đấu giá, việc thực hiện các trình tự, thủ tục đấu giá tài sản... bảo đảm tính công khai, khách quan, minh bạch theo đúng quy định của Luật Đấu giá tài sản và pháp luật có liên quan.

Cùng với đó là đẩy mạnh vai trò giám sát của Sở Tư pháp tại các địa phương; nghiên cứu cơ chế tiếp nhận, kịp thời xử lý các phản ánh, tố cáo, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức về hoạt động đấu giá tài sản; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu giá tài sản.

 Hà Phong - Hà Nội mới 

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ổn định thị trường lao động gắn với tiền lương

Từ ngày 1-4-2022, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ điều tra về lao động, tiền lương, mức sống tối thiểu của người lao động để làm cơ sở điều chỉnh lương tối thiểu năm 2023 và hoạch định chính sách liên quan. Đón nhận thông tin này, không ít ý kiến cho rằng, nhằm ổn định thị trường lao động thì việc gắn liền với tiền lương là cần thiết.

Xu hướng tiêu dùng giai đoạn “hậu COVID” đã thay đổi ra sao?

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen tiêu dùng của người dân, đặc biệt là giai đoạn “hậu COVID”. Với mong muốn tiết kiệm và sinh lời tối đa, ngày càng nhiều người lựa chọn sử dụng ngân hàng số để giải quyết nhu cầu tài chính trong bối cảnh hiện nay.

Nguồn: Hà Nội mới http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1026859/kien-nghi-siet-chat-quan-ly-dau-gia-quyen-su-dung-dat-sau-vu-viec-tai-thu-thiem

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com