Xem nhiều

Lắng nghe tiếng nói của lao động nữ di cư

27/07/2021 17:36

Kinhte&Xahoi Người lao động là phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài đối mặt với nhiều rủi ro, khi trở về lại tiếp tục chịu kỳ thị hoặc không có cơ hội việc làm tốt. Lắng nghe tiếng nói của lao động nữ di cư cần bắt đầu bằng việc thay đổi cách gọi mang sắc thái phù hợp hơn.

“Khi đi làm việc ở nước ngoài, mọi người chỉ hỏi về mức lương, tiền gửi về được bao nhiêu. Không ai biết rằng chúng em phải làm những công việc nặng nhọc. Đi xuất khẩu lao động cũng là đi làm, nhưng về nước lại không được đánh giá như những người thu nhập cao ở trong nước”, chị Nguyễn Thị T. , quê ở huyện Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, hiện đang là công nhân điện tử tại Đài Loan chia sẻ.


Nhiều người trong chúng ta hoặc ngay cả các cơ quan báo chí truyền thông, tổ chức xã hội, cơ quan chức năng đã quen với việc gọi người lao động ra nước ngoài làm việc là đi “xuất khẩu lao động”.


Song, theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cách gọi này nên được dùng là “lao động di cư” - định nghĩa để chỉ người di cư từ một quốc gia đến một quốc gia khác với mục đích được tuyển dụng chứ không phải chỉ vì cá nhân và bao gồm bất kỳ người nào được công nhận hợp pháp là người di cư tìm việc.


5
Ảnh minh hoạ.
Hiện nay vẫn còn phổ biến nhiều quan niệm tiêu cực về lao động di cư và phụ nữ bị bạo lực trong xã hội.


Việc sử dụng ngôn ngữ trong các tài liệu và truyền thông khác nhau cũng  tạo ra vị thế và ấn tượng riêng, đôi khi còn tồn tại định kiến. Bởi vậy yêu cầu đối với những người đưa tin cũng cần phải nâng cao nhận thức của chính mình và sự hiểu biết chung, nhằm hướng tới tôn trọng quyền lợi của tất cả mọi người cũng như công nhận tiếng nói, sự lựa chọn và tính tự quyết của phụ nữ.


Trong bộ tài liệu giải thích thuật ngữ dành cho cho giới truyền thông về “Phụ nữ lao động di cư và xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ” do Chương trình Di cư An toàn và Bình đẳng (Safe and Fair) cung cấp, tài liệu khuyến nghị cần tránh sử dụng các thuật ngữ như “người di cư bất hợp pháp” vì những thuật ngữ như vậy cho rằng người di cư là tội phạm, và do vậy cần chuyển sang sử dụng các thuật ngữ trung lập hơn theo luật quốc tế, chẳng hạn như “người di cư không có đủ giấy tờ”.


Tương tự, lựa chọn thuật ngữ “người trải qua bạo lực”, thay vì “nạn nhân bị bạo lực” khi nói về phụ nữ bị bạo lực nhằm củng cố tính tự quyết và nâng cao vị thế của phụ nữ. Cách lựa chọn từ ngữ sẽ góp phần định hướng dư luận một cách tích cực về phụ nữ lao động di cư cũng như phụ nữ bị bạo lực.


Một số cụm từ khác như “Xuất khẩu/ nhập khẩu lao động” có thể thay bằng “Di cư lao động”; sử dụng thuật ngữ “Bảo vệ quyền của phụ nữ” thay vì “Bảo vệ phụ nữ”; tránh dùng “người ở, người giúp việc, hoặc người hầu” nói lên sự phân biệt giai cấp và bất công xã hội và nên sử dụng các khái niệm như “lao động giúp việc gia đình”.


Về phía Việt Nam, Phòng di cư Quốc tế, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cũng đã đưa ra một số khuyến nghị về đưa tin trong lĩnh vực này, bao gồm lưu ý lựa chọn từ ngữ theo hướng tôn trọng phẩm giá của người di cư; tránh những vấn đề có khả năng tạo nhìn nhận tiêu cực về người di cư; cân bằng trong đưa tin, tránh làm trầm trọng hóa hoặc đơn giản hóa sự việc; tăng cường diễn ngôn báo chí…

 Thanh Tâm - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/lang-nghe-tieng-noi-cua-lao-dong-nu-di-cu-d161778.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com