Xem nhiều

Lên kế hoạch tiêu thụ vải giữa đợt dịch Covid-19 không bị ảnh hưởng

27/05/2021 09:51

Kinhte&Xahoi Đây là năm thứ 2 trái vải thiều Bắc Giang xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bao gồm cả vải sớm và chính vụ hoàn toàn đủ điều kiện chinh phục thị trường khó tính này.

Mới đây, ngày 26/5/2021 Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa gửi công văn 3491/VPCP-NN tới các Bộ: Công thương, NN&PTNT, GTVT, Y tế, TT&TT cùng Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đề nghị tiêu thụ nông sản Bắc Giang.

Người nông dân trong mùa thu hoạch vải năm 2020. Ảnh Thanh Hải

Công văn nêu rõ: “Tăng cường tổ chức hướng dẫn, truyền thông, kịp thời phối hợp hỗ trợ, tháo gỡ cho các địa phương có khó khăn trong việc lưu thông, tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đồng thời, bảo đảm yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định.”

Cùng chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 yêu cầu “UBND tỉnh Bắc Giang và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng kế hoạch… thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.” Bên cạnh đó “Các địa phương có cửa khẩu xuất khẩu lượng lớn hàng nông sản (Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh…) phối hợp với các Bộ, ngành chức năng thông tin, hỗ trợ tỉnh Bắc Giang cũng như các địa phương khác tổ chức vận chuyển, lưu thông hàng hóa đảm bảo an toàn và thuận lợi, nhất là đối với các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn đang vào vụ thu hoạch”.

Vào ngày 26/5, tại huyện Tân Yên, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Lễ xuất hành lô vải chín sớm huyện Tân Yên sang thị trường Nhật Bản. Với sự chung tay tích cực của các doanh nghiệp như Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, Công ty CP Thực phẩm Xuất nhập khẩu Toàn cầu và Công ty CP Quốc tế Bambo.

Lễ xuất hành vải thiều sớm Tân Yên đi thị trường Nhật Bản vào sáng 26/5/2021. Ảnh Sở Công thương Bắc Giang

20 tấn quả vải thiều sớm Tân Yên đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bằng đường hàng không. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Bắc Giang xuất khẩu quả tươi chín sớm sang thị trường Nhật Bản.

Để thực hiện kế hoạch xuất khẩu vải thiều vào thị trường Nhật Bản năm 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang cho biết đã phối hợp chặt chẽ với Cục Bảo vệ Thực vật - Bộ NN&PTNT khảo sát cấp mã số vùng trồng, chuẩn bị tốt các điều kiện để xuất khẩu như: Cơ sở xông hơi, khử trùng, bảo quản, đóng gói sản phẩm, phân tích mẫu sản phẩm... thành lập Tổ công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát người sản xuất áp dụng các quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu thị trường Nhật Bản.

Theo báo cáo của tỉnh Bắc Giang năm 2021, diện tích trồng vải thiều toàn tỉnh là 28.100ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn (tăng khoảng 15.000 tấn so với năm 2020). Trong đó vải chín sớm là 6.050ha, sản lượng ước 45.000 tấn; vải thiều chính vụ diện tích 22.050ha, sản lượng ước đạt 135.000 tấn.

Diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.200 ha (chiếm 54% tổng diện tích toàn tỉnh), sản lượng ước đạt 125.000 tấn. Diện tích vải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP 82ha; vùng sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Australia... diện tích 218ha, sản lượng ước đạt 1.800 tấn. Vùng sản xuất vải thiều sang thị trường Nhật Bản 219ha, sản lượng ước đạt 1.800 tấn.

Để người nông dân yên tâm sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu các doanh nghiệp đã thu mua lô vải sớm đầu tiên của nông dân với giá 55.000 đ/kg.

Sơ chế vải thiều sớm Tân Yên trước khi xuất khẩu. Ảnh Báo Bắc Giang

Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Bắc Giang đã xây dựng Kế hoạch để không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ vải trong đợt này như sau:

Phương án 1:  Kiểm soát dịch bệnh, vải thiều phải được tiêu thụ mục tiêu sản lượng 50% trong nước, 50% xuất khẩu.

Phương án 2: Nếu dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, vẫn trong tầm kiểm soát, mục tiêu tiêu thụ 70% sản lượng vải thiều trong nước và 30% xuất khẩu.

Phương án 3: Nếu dịch bệnh ảnh hưởng toàn diện, hoạt động xuất khẩu nhỏ giọt, sản lượng vải thiều chủ yếu tiêu thụ nội địa. Sẽ tập trung mọi nguồn lực, cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc hỗ trợ, giúp người dân từ công tác thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều. Sản lượng vải thiều chủ yếu được tiêu thụ trong nước, chiếm 90% và xuất khẩu 10%.

 Xuân Thành - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nhà thầu PCC5: Trúng thầu sát giá vẫn lãi 'mỏng' đến bất ngờ

Chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu hàng năm của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây lắp điện số Năm là các hợp đồng từ hoạt động đấu thầu. Trong khi thường xuyên trúng thầu với tỷ lệ giảm giá vô cùng thấp, doanh nghiệp lại có biên lợi nhuận "mỏng" đến bất ngờ.

Các hãng hàng không đang lừa dối khách hàng?

Vừa nhận được cơn mưa lời khen vì đưa ra chính sách đổi hoàn vé cho hành khách bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng ngay sau đó, nhiều hãng hàng không bị vạch trần hành vi thu tiền phí dịch vụ dù chuyến bay bị hủy.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/len-ke-hoach-tieu-thu-vai-giua-dot-dich-covid-19-khong-bi-anh-huong-d156651.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com