Xem nhiều

Người bệnh cần tỉnh táo nếu không sẽ rơi vào "ma trận" quảng cáo sản phẩm Hạ Áp Ích Nhân

12/08/2019 15:42

Kinhte&Xahoi Được cấp phép là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (tên gọi khác của TPCN), nhưng trên nhiều website, mạng xã hội, sản phẩm Hạ Áp Ích Nhân lại được quảng cáo có công dụng như một loại thuốc chữa bệnh, thay thế được thuốc tây y trị cao huyết áp, vi phạm quy định về quảng cáo, gây hiểu nhầm cho người bệnh, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn tới những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.

Cần làm rõ nội dung quảng cáo

Cụ thể, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm quy định: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh”.

Sản phẩm TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân

Ngoài ra, Khoản 15, Điều 6 Luật Dược cũng quy định: “Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.

Theo Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 8394/2019/DKSP, do Cục ATTP (Bộ Y tế) cấp ngày 28/06/2019, thì sản phẩm Hạ Áp Ích Nhân là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Nam Dược tại Lô M13 (C4-9) KCN Hòa Xá, Xã Mỹ Xá, TP. Nam Định, Tỉnh Nam Định sản xuất. Được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân (địa chỉ: Lô A18/D7, Đô thị Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Tuy nhiên, tại website: https://huyetapondinh.com/ và một số trang mạng xã hội khác lại đăng tải nhiều bài viết, chia sẻ của khách hàng về sản phẩm Hạ Áp Ích Nhân. Nội dung các bài viết này có chung một nội dung: Khách hàng bị cao huyết áp, dùng thuốc tây nhiều năm, thậm chí còn bị tai biến mạch máu não nhiều lần do cao huyết áp; nhưng chỉ cần uống Hạ Áp Ích Nhân một thời gian là tự ý giảm dần và bỏ hẳn thuốc huyết áp tây y, chỉ cần dùng Hạ Áp Ích Nhân mà vẫn khỏe.

Nội dung 2 bài viết: “Cụ ông 2 lần bị tai biến phục hồi bằng phương pháp không ai ngờ”; “Từng ra vào viện như đi chợ vì huyết áp, giờ tôi ung dung với cách này” đăng trên website https://huyetapondinh.com

Đáng nói, trong nội dung những bài viết trên website https://huyetapondinh.com/, đều không có một câu nào nhắc nhở bệnh nhân cần đi khám bệnh định kỳ, xin chỉ định của bác sĩ trước khi giảm liều, hay bỏ hẳn thuốc cao huyết áp tây y. Ngược lại, đều do bệnh nhân tự đo huyết áp, thấy huyết áp giảm thì tự ý giảm liều và bỏ hẳn thuốc tây y.

Đơn cử, là 2 bài viết: “Cụ ông 2 lần bị tai biến phục hồi bằng phương pháp không ai ngờ”;“Từng ra vào viện như đi chợ vì huyết áp, giờ tôi ung dung với cách này” (đăng mục: Kinh nghiệm chữa bệnh cao huyết áp - website https://huyetapondinh.com/) đều nói về 2 người bệnh bị huyết áp cao, đã điều trị bằng thuốc tây theo kê đơn của bác sĩ, nhưng nhiều năm không khỏi bệnh. Sau đó, người bệnh uống Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK) Hạ Áp Ích Nhân một thời gian là tự ý giảm dần và bỏ hẳn thuốc huyết áp tây y, chỉ cần dùng Hạ Áp Ích Nhân mà vẫn khỏe.

Trong Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị tăng huyết áp do cục quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y Tế ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế ghi rõ ở điều 4.1 khoản 4: Tăng huyết áp là bệnh mãn tính, nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài.

Theo nhận định Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Bệnh viện Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh, tăng huyết áp là bệnh lý cần theo dõi điều trị liên tục, cần kiểm soát tốt huyết áp, tránh các biến chứng do tăng huyết áp gây ra. Các biến chứng xảy đến nếu bệnh nhân không tuân thủ điều trị tốt là: Đột quỵ (nhồi máu não hoặc xuất huyết não), bệnh lý mạch vành (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim), suy thận, bệnh lý võng mạc mắt,… Thêm nữa, phác đồ điều trị tăng huyết áp sẽ khác nhau ở những bệnh nhân có bệnh lý khác mắc kèm như tiểu đường, suy thận, suy tim, bệnh mạch vành,…

Nếu những ai không tỉnh táo, khi đọc những bài viết về sản phẩm Hạ Áp Ích Nhân đăng tải trên website https://huyetapondinh.com/ thì không khác gì cho rằng bệnh nhân chỉ cần dùng Hạ Áp Ích Nhân, một thời gian ngắn bệnh nhân sẽ tự bỏ được thuốc tây y, không cần đi khám định kỳ và xin ý kiến của bác sĩ.

Thử hỏi, đơn vị quảng cáo có nắm được hết tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân cao huyết áp mua sản phẩm của mình, có biết họ có huyết áp bao nhiêu, có bệnh lý mắc kèm gì không?

Nếu bệnh nhân làm theo lời quảng cáo, mà không may xảy ra những hậu quả nặng nề do việc tự ý điều trị như: Tai biến mạch mái não, bệnh lý tim mạch, suy thận,… thậm chí tử vong, thì ai chịu trách nhiệm?

Lòng tham có che mờ đạo đức?

Được biết, Công ty TNHH dược phẩm Ích Nhân trước đây đã từng bị phạt vì có sai phạm khi quảng cáo các sản phẩm: Diabetna, Hạ Áp Ích Nhân, Khang Dược trên trang web: https://ichnhan.vn.

Theo số liệu khảo sát mới đây mà Viện Tim mạch phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới thực hiện cho thấy, nguyên nhân hàng đầu gây suy tim tại cộng đồng là do tăng huyết áp (chiếm 10,2%), sau đó là do bệnh van tim do thấp (0,8%).

Đặc biệt, trong năm 2012, gánh nặng bệnh tật (DALYs) do các bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ lớn nhất (13,4%) trong tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Đột quỵ, nhồi máu cơ tim và bệnh tim do tăng huyết áp là 3 trong số 20 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. 

Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 8394/2019/DKSP, do Cục ATTP (Bộ Y tế) cấp ngày 28/06/2019.

Với việc quảng cáo về sản phẩm Hạ Áp Ích Nhân trên mạng xã hội, internet của nhiều đơn vị một cách “lập lờ”, liệu rằng những con số đau lòng liệu có tiếp tục tăng cao?

Trước khi được bảo vệ bởi các cơ quan chức năng, thiết nghĩ, người bệnh nên tự bảo vệ mình bằng cách tỉnh táo trước những lời quảng cáo khoa trương, thổi phồng, sai sự thật của sản phẩm Hạ Áp Ích Nhân trên mạng xã hội, internet, người bệnh cần tới cơ sở y tế chuyên môn để được chữa trị kịp thời.

Có dấu hiệu cắt ghép

Bên cạnh đó, dù được cấp phép là TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân, nhưng trên nhiều website, các trang mạng xã hội quảng cáo về sản phẩm này lại không đăng khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” theo đúng quy định tại khoản d Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định bắt buộc phải có nội dung khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

 

Không chỉ vậy, tại trang website https://banchay.fun còn sử dụng giấy xác nhận quảng cáo của sản phẩm khác, sau đó sửa chữa để quảng cáo sản phẩm Hạ Áp Ích Nhân. Cụ thể, tra cứu tại cổng thông tin của Cục An toàn thực phẩm thì Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 01484/2018/ATTP-XNQC cấp ngày 10/12/2018 là của sản phẩm TPBVSK Natto Địa Long, nhưng tại website https://banchay.fun, thì Giấy xác nhận nội dung quảng cáo này đã sửa đổi thành tên sản phẩm Hạ Áp Ích Nhân.

Trước những thông tin nêu trên, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tránh việc quảng cáo “thổi phồng” công dụng của TPCN như thuốc chữa bệnh, vi phạm những quy định của pháp luật…, đề nghị Bộ Y tế, Cục ATTP và các cơ quan chức năng liên quan cần sớm vào cuộc kiểm tra, làm rõ.


Khoản 15 Điều 6 Luật Dược quy định:

“Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.

Điều 23, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm quy định quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm nêu rõ:

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật;

b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”. 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cần cảnh báo sớm cho doanh nghiệp Việt Nam

Báo cáo của Cục Phòng vệ thương mại (PVTM), Bộ Công Thương mới đây cho thấy có 2 vấn đề: xu thế bảo hộ đang gia tăng; tần suất các vụ kiện phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức độ cao.

Tăng cường thanh kiểm tra, thu hồi nợ đọng thuế

Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, tổng thu NSNN lũy kế 7 tháng năm 2019 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 725.744 tỷ đồng, bằng 62,1% so với dự toán pháp lệnh, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra ước đạt 6.724,7 tỷ đồng.

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com