Xem nhiều

Nhất định không để dịch nCoV lây lan ra cộng đồng

27/01/2020 09:00

Kinhte&Xahoi Chiều 26/01, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc làm việc thứ ba trong vòng 4 ngày qua với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch viêm hô hấp cấp do virus nCorona (nCoV).

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Tinh thần chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là tập trung ở mức cao nhất để phát hiện kịp thời, sớm nhất có thể các trường hợp nghi ngờ lây nhiễm nCoV, khoanh vùng, cách ly tuyệt đối, theo dõi chăm sóc thật tốt và xét nghiệm, nhất định không để dịch lây lan rộng trong cộng đồng ở Việt Nam.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Dù phải hy sinh lợi ích kinh tế cũng phải đặt công tác phòng, chống dịch lên trên. Ảnh: VGP/Đình Nam.

Chưa ghi nhận thêm ca nhiễm nCoV

Tại cuộc họp, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn cho biết đến nay tại Trung Quốc đã ghi nhận 2.019 trường hợp nhiễm nCoV, 56 người tử vong tại 30 tỉnh, thành phố. Trong đó, tỉnh Hồ Bắc cao nhất với hơn 1.000 trường hợp, Quảng Đông cao thứ ba và đây là tỉnh có biên giới giáp Việt Nam.

Có 12 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận người nhiễm và đều là ca bệnh xâm nhập, có liên quan đến thành phố Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc).

Bà Satoko, chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết hiện các bằng chứng cho thấy việc lây nhiễm nCoV chỉ diễn ra ở các chùm ca bệnh là những người trong gia đình và những người tiếp xúc rất gần. Tất cả các trường hợp ca bệnh xâm nhập đến các quốc gia hiện nay đều có tiền sử đi từ TP. Vũ Hán hoặc đã từng đến đây. Tỷ lệ tử vong khi nhiễm nCoV tại Trung Quốc khoảng 3-4%, số ca bệnh nặng 20-25%.

Tại Việt Nam, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết cả 06 trường hợp nghi ngờ đầu tiên ở miền Bắc đều âm tính với virus nCoV. Đến sáng 26/01/2020, tiếp tục có 02 bệnh nhân được loại trừ. Các cơ sở y tế ở miền Bắc đang cách ly, điều trị 23 trường hợp thuộc diện nghi ngờ và đang được xét nghiệm.

Ở miền Nam, PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho hay, tại Phú Quốc đang cách ly, theo dõi 02 người Trung Quốc đến từ Hồ Bắc, có biểu hiện sốt, ho.

Tại miền Trung có 24 trường hợp nghi nhiễm nCoV được lấy mẫu, đã loại trừ 14 người, còn 10 trường hợp đang cần thêm các xét nghiệm.

Như vậy cả nước còn 35 trường hợp thuộc diện nghi nhiễm nCoV, đang tiếp tục được cách ly, theo dõi và tiến hành xét nghiệm.

Các người tiếp xúc với trường hợp nghi nhiễm nCoV đều được Ngành Y tế địa phương tư vấn, theo dõi chặt chẽ, bảo đảm không bỏ sót các trường hợp nghi ngờ.

Về hai bệnh nhân người Trung Quốc nhiễm nCoV tại TP.HCM thì người con đang tốt dần và có thể xuất viện, còn người bố do mắc đến bệnh cảnh nền nên tiến triển chậm, đang được theo dõi, điều trị chặt chẽ.

Mặc dù ghi nhận trường hợp người Việt Nam, cán bộ y tế được báo cáo lây nhiễm virus nCoV nhưng Việt Nam đã bắt đầu triển khai các biện pháp phòng, chống tương ứng với cấp độ dịch lây lan diện rộng, mức cao nhất trong kịch bản phòng, chống dịch nCoV.

Ngay sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp chiều 24/01/2020, tất cả cửa khẩu quốc tế đã thực hiện khai báo y tế bắt buộc từ 0 giờ ngày 25/01/2020 đối với người nhập cảnh từ Trung Quốc. Hệ thống y tế dự phòng tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh từ Trung Quốc; giám sát các ca bệnh thuộc diện nghi nhiễm tại cơ sở y tế; tăng cường truyền thông cộng đồng; điều tra dịch tễ sâu các trường hợp thuộc diện nghi nhiễm để giảm thiểu nguy cơ lây lan…

Nhiều ý kiến tại cuộc họp thống nhất nhận định tình hình dịch ở Việt Nam trong tầm kiểm soát. Ảnh: VGP/Đình Nam

Phát hiện ca bệnh tại bệnh viện rất quan trọng

Là chuyên gia có nhiều kinh nghiệm chống dịch, GS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng các biện pháp giám sát, phát hiện ca bệnh ngay từ ban đầu tại các cơ sở y tế vô cùng quan trọng. Điều tra dịch tễ phải bám sát từ đầu cho đến cuối, thực hiện tốt việc phân luồng, cách ly đặc biệt đối với các ca bệnh nghi ngờ.
 
Tuy nhiên, theo nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, chúng ta phòng dịch ở mức cao nhất nhưng không có gì phải hoang mang quá vì 02 trường hợp nhiễm nCoV ở Việt Nam là ca bệnh xâm nhập.

Nhiều ý kiến tại cuộc họp thống nhất nhận định tình hình dịch ở Việt Nam trong tầm kiểm soát, không có những biến chuyển xấu đi như Trung Quốc.

Đưa ra những phân tích tương tự, bà Satoko nêu ý kiến: Với tình hình của Việt Nam, WHO khuyến nghị tăng cường áp dụng các biện pháp dự phòng đã được nêu trong kế hoạch phòng, chống nCoV với sự điều chỉnh phù hợp với thực tế hiện nay.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết Bộ Y tế đã chính thức kích hoạt Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng; báo cáo tình hình dịch hàng ngày; chỉ đạo các địa phương giám sát chặt, thu dung, điều trị các trường hợp có biểu hiện nghi nhiễm…

Thời gian tới, các bộ ngành, địa phương, cơ sở y tế tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp đã được chỉ đạo, đặc biệt là kiểm soát tại các cửa khẩu, điều tra dịch tễ, phát hiện ca bệnh tại cơ sở điều trị; đôn đốc sự vào cuộc của các địa phương. Ngành Y tế Việt Nam sẽ liên hệ chặt chẽ với WHO, làm tốt công tác thông tin, bảo đảm minh bạch, chính xác, kịp thời.

Không chủ quan, làm tốt, nghiêm ngay từ đầu

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tình hình dịch ở Trung Quốc diễn biến phức tạp, mức độ lây nhiễm cao nên các biện pháp phòng, chống của Việt Nam đặt ra ngay từ đầu luôn rất tích cực, cao một mức so với các khuyến nghị. Đơn cử việc khai báo y tế bắt buộc tại cửa khẩu thì những nước đón khách du lịch từ Trung Quốc đến nhiều hơn Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan cũng chưa áp dụng.

Phó Thủ tướng nêu rõ: Chính phủ, đặc biệt Thủ tướng rất quan tâm đến dịch nCoV, thường xuyên cập nhật tình hình, có các ý kiến chỉ đạo. Tinh thần chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là tập trung ở mức cao nhất để phát hiện kịp thời, sớm nhất có thể các trường hợp nghi ngờ lây nhiễm, khoanh vùng, cách ly tuyệt đối, theo dõi chăm sóc thật tốt và xét nghiệm, nhất định không để dịch lây lan rộng trong cộng đồng ở Việt Nam. Dù phải hy sinh lợi ích kinh tế cũng phải đặt công tác phòng, chống dịch lên trên.

Trong thời gian tới, các bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các văn chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng, hướng dẫn của Bộ Y tế đã được ban hành.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý không chỉ chú ý quản lý người đến từ vùng dịch vào Việt Nam mà bỏ quên việc theo dõi, quản lý sức khoẻ của tất cả các đối tượng khách du lịch đã từng đến vùng dịch hoặc tiếp xúc với người ở vùng dịch, trong khoảng thời gian ủ bệnh 14 ngày, để khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ thì cách ly, điều trị, xét nghiệm kịp thời. Việc này cần tuyên truyền để khách du lịch hợp tác tự nguyện vì lợi ích của bản thân cũng như vì cộng đồng.

“Nhân dịp này, Ngành Y tế cần tăng cường truyền thông cho mọi người dân nâng cao ý thức phòng các loại bệnh lây nhiễm nói chung, hình thành thói quen khi đến bệnh viện thì đeo khẩu trang, rửa tay sạch bằng xà phòng, nấu chín, uống sôi… Đây là những thói quen rất đơn giản, bình thường nhưng khi khoẻ mạnh chúng ta thường bỏ qua”, Phó Thủ tướng nhắc nhở.

Phó Thủ tướng chỉ đạo: Trong phòng, chống dịch thì Ngành Y tế là nòng cốt. Thông tin, hướng dẫn, cảnh báo đầu tiên phải từ Bộ Y tế nhưng cần sự vào cuộc đồng bộ của các bộ ngành, địa phương. Ngoài hướng dẫn chuyên môn, Bộ Y tế tiếp tục tổ chức các đoàn kiểm tra, nhắc nhở và cập nhật kịp thời các hướng dẫn chuyên môn.

Bộ VHTT&DL thực hiện nghiêm các chỉ đạo không đưa khách du lịch Việt Nam đến các vùng dịch đã được công bố và khuyến cáo công dân Việt Nam hạn chế tối đa đi đến những vùng đã phát hiện người nhiễm nCoV tại Trung Quốc; theo dõi, quản lý chặt chẽ khách du lịch, nhất là những người đến từ Trung Quốc hoặc qua Trung Quốc, tiếp xúc với người Trung Quốc ở vùng dịch.

Ngành Công an phối hợp với Ngành Y tế, thực hiện nghiêm việc giám sát, kiểm soát ngay từ cửa khẩu, chia sẻ thông tin về lộ trình, nơi lưu của những khách nước ngoài nghi ngờ lây nhiễm nCoV; ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng tung tin thất thiệt về tình hình dịch bệnh.

Bộ GTVT thực hiện tốt khuyến cáo trên các chuyến bay, nhất là việc thực hiện các chuyến bay đi-đến từ Trung Quốc ở các nước để phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, trên tinh thần “tuân thủ theo thông lệ quốc tế và Việt Nam đặt cao hơn một mức”.

Bộ GD&ĐT tăng cường thông tin, hướng dẫn các lưu học sinh tại Trung Quốc.

“Quan trọng nhất là các cấp chính quyền, trực tiếp là chủ tịch UBND tỉnh, nhất là những tỉnh có nhiều khách du lịch đến từ Trung Quốc, phải quan tâm chỉ đạo các lực lượng hết sức cảnh giác, chặt chẽ, không được chủ quan, phải làm tốt, nghiêm ngay từ đầu”, Phó Thủ tướng nói.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tứ đại doanh nhân tuổi Canh Tý lừng lẫy tại Việt Nam

Người tuổi Chuột có bản năng tự nhiên là yêu đồng tiền. Một người sếp sinh vào năm Tý sẽ rất chăm lo cho nhân viên. Tứ đại doanh nhân tuổi Canh Tý này là những người có điểm chung về triết lý quản trị đúng như trên.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/nhat-dinh-khong-de-dich-ncov-lay-lan-ra-cong-dong-d115896.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com