Xem nhiều

Nhiều doanh nghiệp vận tải biển có lãi, cổ phiếu lên cao

11/08/2021 10:32

Kinhte&Xahoi Giá cước tăng cao cộng với thị trường hồi phục đã khiến các doanh nghiệp cảng biển và vận tải biển đạt doanh thu và lợi nhuận cao trong nửa đầu năm nay. Cùng với đó, cổ phiếu một số doanh nghiệp này trên thị trường chứng khoán được đà tăng trưởng mạnh.

Thị trường tàu hàng khô khởi sắc

Theo Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), riêng quý II/2021, doanh thu VIMC đạt 3.410 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế trong kỳ đạt 724 tỷ đồng, cao hơn 4 lần cùng kỳ 2020. Tính cả trong 6 tháng đầu năm nay, VIMC này đạt doanh thu hơn 6.200 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

“Kết quả tích cực này nhờ các cảng biển thuộc VIMC đạt sản lượng vận chuyển gần 70 triệu tấn hàng, doanh thu tăng mạnh và lợi nhuận đạt gấp đôi so với 6 tháng đầu năm 2020”, đại diện VIMC cho biết.

Làm hàng cho tàu container tại cảng CMIT (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Trong khi đó, theo Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (Vosco), nếu như 6 tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 khiến đội tàu “ế hàng”, hoạt động kinh doanh trì trệ, mức lỗ lên đến gần 118 tỷ đồng thì 6 tháng đầu năm nay bức tranh tài chính khởi sắc hẳn với lợi nhuận 220 tỷ đồng.

Công ty CP Vận tải biển Vinaship cũng báo mức tăng trưởng lợi nhuận tăng kỷ lục tới 3239% so với cùng kỳ năm trước, đạt 74,6 tỷ đồng. Tương tự, Công ty CP Vận tải biển và Hợp tác lao động quốc tế Sài Gòn cũng báo mức lãi 18,6 tỷ đồng so với sự ảm đạm của cùng kỳ năm 2020 (lỗ gần 87 tỷ đồng).

Một số doanh nghiệp (DN) tư nhân lớn cũng có kết quả kinh doanh tích cực. Điển hình như Công ty cổ phần Gemadept ước tính doanh thu 6 tháng đầu năm hơn 1.400 tỷ đồng, tăng 19%. DN này đang sở hữu bốn cảng tại miền Bắc, một cảng tại miền Trung và ba cảng ở miền Nam.

Tận dụng mạng lưới trên, kế hoạch kinh doanh năm nay của Gemadept lấy động lực chính là khối khai thác cảng. Gemadept đặt mục tiêu tăng thị phần từ 11% năm ngoái lên 19% năm nay và hướng đến 23% vào năm 2025, nhờ đầu tư mạnh vào cảng Gemalink và Nam Đình Vũ.

Theo Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, các đơn vị vận tải biển có được sự tăng trưởng trên là do những tháng vừa qua, thị trường tàu hàng khô có diễn biến tích cực, nhiều tàu đã ký được hợp đồng cho thuê với mức giá tốt. Một số được nâng giá cho thuê nhờ DN tích cực đàm phán với người thuê tàu.

Vốn hoá tỷ USD

Cùng với kết quả kinh doanh tích cực, cổ phiếu DN vận tải, cảng biển trên thị trường chứng khoán cũng có mức tăng trưởng mạnh. Với khoảng 1,2 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường hiện nay của VIMC đạt mức hơn 41.600 tỷ đồng (gần 1,8 tỷ USD).

Cụ thể, từ 30/7 - 5/8/2021, với việc tăng kịch trần 6 phiên liên tiếp đưa thị giá VIMC lên mức kỷ lục 34.700 đồng/cổ phiếu. Như vậy, VIMC đã chính thức ghi tên mình vào danh sách các DN vốn hóa tỷ đô trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đà tăng mạnh nhất còn có cổ phiếu của Vosco với mức tăng 47,6%, hay như cổ phiếu Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) tăng 43,3%, cổ phiếu Công ty CP Cảng Đoạn Xá (DXP) tăng 35,3%, cổ phiếu Công ty CP Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng (TCL) tăng 32,7%, cổ phiếu Gemadept (GMD) tăng 17,7%.

Theo ông Vũ Ngọc Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hầu hết các khu vực, các nền kinh tế lớn đều bị ảnh hưởng và phải thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội.

Vì vậy, tình trạng container bị tồn đọng, kéo dài thời gian luân chuyển đã xảy ra từ giữa năm 2020 đến nay, ước tính thời gian luân chuyển bình quân một chu kỳ hay một chuyến của container đã tăng thêm từ 20 - 30%, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt vỏ container và tàu chở container trên toàn thế giới.

Mà vỏ container và tàu container thì không thể sản xuất trong một thời gian ngắn để bù đắp ngay được. Do đó, giá cước vận chuyển container trên các tuyến liên lục địa đã, đang và sẽ tiếp tục tăng.

Theo ông Sơn, điều khiến các DN cảng biển và vận tải biển gặp thuận lợi thời gian gần đây là do kinh tế Mỹ, Trung Quốc và châu Âu bùng nổ, nhập khẩu vào Mỹ, châu Âu tăng vọt gây tình trạng ùn tắc ở hầu hết các cảng bờ Tây nước Mỹ và Bắc Âu trong suốt quý I/2021.

Nhưng tình trạng tắc ở một số kênh đào, lũ lụt ở Trung Quốc… cũng ảnh hưởng đến hoạt động vận tải container toàn cầu, gây nên mất cân bằng giữa cung - cầu.

Dự đoán tình trạng này sẽ còn kéo dài cho đến khi thế giới khống chế được dịch bệnh (giữa 2022). Do vậy, dự đoán giá cước vận tải vẫn sẽ ở mức cao đến cuối năm 2022.

 Minh Hữu - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Để mô hình “3 tại chỗ” tại các khu công nghiệp, khu chế xuất phát huy hiệu quả...

Trong bối cảnh Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội thêm 15 ngày với tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, để thực hiện được “mục tiêu kép” – vừa phòng chống dịch, vừa sản xuất phục hồi kinh tế Thủ đô thì việc đảm bảo cho các doanh nghiệp vừa sản xuất vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch là điều vô cùng quan trọng. Một trong những biện pháp được các doanh nghiệp trong các Khu Công nghiệp (KCN), Khu Chế xuất (KCX) triển khai đó là mô hình “3 tại chỗ”.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan/nhieu-doanh-nghiep-van-tai-bien-co-lai-co-phieu-len-cao-d163094.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com