Xem nhiều

Những con số “ẩn thân” xuất hiện sau thanh tra ở VEAM

25/10/2023 15:51

Kinhte&Xahoi VEAM và Bộ Công thương không thực hiện xử lý khoản lỗ lũy kế 230.760 triệu đồng tại các Công ty con, Công ty liên kết là vi phạm quy định.

Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương. Đáng chú ý, những vụ việc vi phạm tại Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) đã bị phanh phui, cơ quan Công an đã khởi tố, bắt tạm giam nhiều cán bộ tại đơn vị này.

Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM). Ảnh internet
 Giữa năm 2022, hàng loạt lãnh đạo VEAM đã lĩnh án do sai phạm trong việc vay ngân hàng trái quy định, gây thiệt hại gần 183 tỷ đồng.

Ngày 4/10/2023, ông Nguyễn Thanh Giang, cựu tổng giám đốc VEAM, bị khởi tố với cáo buộc chỉ đạo mua 305 bộ khuôn dập cabin ôtô SV110 về rồi "bỏ không", gây thiệt hại 27 tỷ đồng.

VEAM hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước. Năm 2010, VEAM chuyển sang hình thức Công ty mẹ - con theo quyết định của Bộ Công Thương, với 25 công ty con và đơn vị thành viên. Năm 2017, VEAM hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần với vốn điều lệ 13.288 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm hơn 88%.

Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp Cổ phần hóa VEAM (1/7/2014) tổng số nợ phải thu là 2.595.544,8 triệu đồng. Tổng nợ phải thu chưa đối chiếu của 5 Công ty con (VEAM năm 100% vốn điều lệ) là 19.240 triệu đồng (Gồm: Công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp; Công ty TNHH MTV Cơ khí Trần Hưng Đạo; Công ty TNHH MTV Diesel Sông Công; Công ty TNHH MTV Động cơ và Máy nông nghiệp Miền Nam; Viện Công nghệ).

Như vậy, việc VEAM và 5 công ty con 100% vốn VEAM chưa đối chiếu đầy đủ các khoản công nợ phải thu, phải trả là thực hiện chưa đúng quy định.

Đáng chú ý, tại thời điểm chính thức thành Công ty Cổ phần (23/1/2017), tổng công nợ phải thu theo giá trị sổ sách là 1.978.828,9 triệu đồng (trong đó số đã đối chiều là 1.901.762,5 triệu đồng, chưa đối chiếu được là 77.066,4 triệu đồng; các khoản nợ phải trả không tìm được địa chỉ hoặc không liên hệ được với khách hàng là 3.219,3 triệu đồng).

Ảnhtinnhanhchungkhoan.vn

Toàn bộ số tiền các đơn vị thành viên vay nhưng không trả được nợ đều chưa được VEAM tính lãi vay quá hạn (Công ty CP Vận tải và Thương mại VEAM; Công ty cổ phần Vật tư và thiết bị toàn bộ, Công ty CP Matexim Hải Phòng…); Có trường hợp VEAM hỗ trợ vốn nhưng không có hợp đồng cho vay, không có phương án kinh doanh cụ thể (chỉ có giấy nhận nợ vay), cho vay không đúng mục đích như Công ty CP Vật tư thiết bị toàn bộ (Matexim)…

VEAM đã thực hiện không đúng việc xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp để Cổ phần hóa, tồn tại nhiều khoản công nợ, phải thu quá hạn, khó đòi chưa được xử lý với số tiền rất lớn (từ 1.404.294,7 triệu đồng - 941.710,6 triệu đồng).

Đáng chú ý, liên quan đến VEAM ngày 18/4/2022, Bộ Công an có Văn bản số 1256/BCA-CSKT tham gia ý kiến đối với nội dung dự thảo Kết luận thanh tra, trong đó, Bộ Công an ý kiến: "Vụ việc liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại VEAM đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra từ năm 2018, đến nay đã khởi tố đối với 8 vụ việc sai phạm, sau khi nhập tổng cộng 4 vụ án với tổng số 33 bị can… Vì vậy, Bộ Công an thấy kiến nghị của Thanh tra Chính phủ như nêu trong Dự thảo Kết luận Thanh tra là không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay”.

Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 30/6/2014, tổng số lũy kế tại các Công ty con, Công ty liên kết và các khoản đầu tư dài hạn của Công ty mẹ là 230.760 triệu đồng. Các khoản lỗ này, VEAM đã báo cáo Bộ Công thương nhưng đến thời điểm chuyển sang Công ty Cổ phần (23/1/2017) chưa được Bộ Công thương và VEAM xử lý để xác định trách nhiệm tập thể cá nhân liên quan và xác định đúng giá trị doanh nghiệp Cổ phần hóa VEAM.

Như vậy, VEAM và Bộ Công thương không thực hiện xử lý khoản lỗ lũy kế 230.760 triệu đồng tại các Công ty con, Công ty liên kết là vi phạm quy định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ.

Theo quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2017 Bộ Công thương phải thực hiện thoái 52,47% vốn tại VEAM, năm 2020 là 36%. Nhưng đến thời điểm kiểm tra, VEAM chưa xây dựng xong phương án thoái vốn.

Như vậy, Bộ Công thương, VEAM chưa thực hiện được việc xây dựng thoái vốn như lộ trình xác định.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin khi sự việc có diễn biến mới.

Nhã Vân - Pháp luật Plus

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/nhung-con-so-an-than-xuat-hien-sau-thanh-tra-o-veam-d200127.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com