Xem nhiều

Sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thủ đô từng bước phục hồi

07/07/2020 17:26

Kinhte&Xahoi Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020 tại kỳ họp thứ 15, HĐND TP Hà Nội khóa XV, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cho biết: Sau khi giảm sâu nhất vào tháng 4, từ tháng 5, 6 sản xuất, kinh doanh trên địa bàn từng bước phục hồi.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản báo cáo tại Kỳ họp (Ảnh: L.H)

Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Doãn Toản, trước ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, TP đã thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phòng chống dịch, vừa duy trì và phát triển kinh tế-xã hội. Lãnh đạo TP đã tích cực làm việc với các Bộ, ngành để tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách. Đồng thời, chỉ đạo sâu sát các Sở, ban, ngành và quận, huyện, thị xã những giải pháp khắc phục khó khăn, phục hồi tăng trưởng với quyết tâm là địa phương tiên phong, đi đầu trong hồi phục và phát triển kinh tế sau dịch bệnh. 

Sau khi giảm sâu nhất vào tháng 4, từ tháng 5, 6, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng so với tháng trước; sản xuất, kinh doanh từng bước phục hồi. Tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng đầu năm tăng 3,39%-mức tăng khá cao so với các tỉnh, TP và mức chung của cả nước. Các nhóm ngành tăng cao như: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,61% (quý I giảm 1,17%; quý II tăng 3,57%); Công nghiệp - Xây dựng tăng 5,94% (quý I tăng 6,06%, quý II tăng 5,84%); Dịch vụ tăng 2,59% (quý I tăng 3,13%, quý II tăng 2,08%); Thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 3,91% (quý I tăng 4,31%, quý II tăng 3,52%).  Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP 6 tháng đầu năm ước đạt 142.013 tỷ đồng, đạt 50,9% dự toán, tăng 9,9% so với cùng kỳ.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, giao thương ngưng trệ; kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 6,75 tỷ USD, giảm 6,7%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 13,71 tỷ USD, giảm 9,2%. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 152,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9%. Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng ước đạt 3.608 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm; dư nợ tín dụng 2.172 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8% so với đầu năm.

Để đạt được mức tăng trưởng trên, TP đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, đã tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để doanh nghiệp yên tâm đầu tư. Tổ chức thành công Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19. Đã khẩn trương rà soát, giãn, hoãn hơn 17.500 tỷ đồng tiền thuế cho các doanh nghiệp trên địa bàn, chiếm 45% của cả nước.

Hà Nội đã tổ chức thành công Hội nghị “Hà Nội 2020- Hợp tác và phát triển” ngay sau khi dịch Covid-19 được khống chế và thiết lập “trạng thái bình thường mới”. Đây là hội nghị quy mô lớn, chưa từng có trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Tại Hội nghị đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 229 dự án, với tổng số vốn 405.570 tỷ đồng (tương đương 17,6 tỷ USD) với số vốn tăng thêm 270.458 tỷ đồng. Tổng số dự án, số vốn tăng tương ứng gấp 5 lần và 11 lần so với Hội nghị xúc tiến đầu tư 2016. TP cùng các nhà đầu tư cũng đã ký kết 38 Biên bản ghi nhớ với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 28,6 tỷ USD.

Nhận định 6 tháng cuối năm sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức, TP đã xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng. Với kịch bản 1, GRDP cả năm của Hà Nội sẽ đạt 5,9% (gấp 1,3 lần kịch bản tăng trưởng của cả nước là từ 4,4 đến 5,2%). Với kịch bản 2, GRDP cả năm của Hà Nội sẽ đạt 5,4% (gấp 1,3 lần kịch bản tăng trưởng của cả nước là từ 3,6 đến 4,4%).

Cùng đó là 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sẽ triển khai thực hiện. Trong đó, về chỉ đạo điều hành, sẽ triển khai tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP; tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội; thực hiện nghiêm, hiệu quả chủ đề công tác năm 2020 của TP... 

Về phục hồi và phát triển kinh tế, TP sẽ tích cực và chủ động hơn nữa trong việc tháo gỡ khó khăn, đối thoại và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử. Tháo gỡ về thủ tục cho các nhà đầu tư, chú trọng các dự án lớn để tập trung hoàn thành thủ tục đẩy nhanh tiến độ cấp phép và triển khai thực hiện dự án. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), trọng tâm là các chỉ số giảm hạng, còn thấp.

Triển khai mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch; tăng cường truyền thông, quảng bá, tiếp thị, phát triển các sản phẩm mới về du lịch, về hình ảnh TP Hà Nội thân thiện, an toàn, có trách nhiệm gắn với các kết quả tích cực trong phòng, chống dịch Covid-19.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác thu ngân sách, thực hiện các giải pháp thu ngân sách bền vững; tăng cường đôn đốc thu nợ thuế, tiền thuê đất…

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Cần loại bỏ tư duy ‘quyền anh, quyền tôi’

Trước quan điểm cho rằng rất khó để thuyết phục các cơ quan quản lý tự đề xuất cắt giảm các quy định quản lý chuyên ngành khi mà tư duy quản lý vẫn theo nếp cũ, thậm chí quan niệm “quyền anh, quyền tôi” vẫn tồn tại đâu đó, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, CIEM đã bày tỏ ý kiến của mình.

Link bài gốc https://phapluatxahoi.vn/san-xuat-kinh-doanh-tren-dia-ban-thu-do-tung-buoc-phuc-hoi-200386.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com