Xem nhiều

Tận dụng thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu gạo

06/08/2023 09:01

Kinhte&Xahoi Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo để tận dụng thời cơ, vẫn phải bảo đảm được an ninh lương thực cho đất nước trong mọi tình huống.

Giá trị xuất khẩu gao 7 tháng tăng 29,6% so với cùng kỳ

Sáng 4/8/2023, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thông tin cho biết, những tháng đầu năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục có những biến động nhanh, phức tạp, khó lường, đã tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế nước ta nói chung, hoạt động thương mại gạo nói riêng.

Ảnh minh họa. (nguồn ảnh: Tạp chí Tài chính)

Song, với sự điều hành đồng bộ, quyết liệt của Chính phủ, Bộ Công thương và các bộ, ngành, các địa phương đã chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, trong đó xuất khẩu gạo đạt được những kết quả tích cực.

Theo ước tính của cơ quan liên Bộ, đến hết tháng 7 năm 2023, Việt Nam ước xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ.

Cùng với đó, cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu đi đúng định hướng, gia tăng giá trị cho hạt gạo với các chủng loại như: gạo thơm, gạo nếp, gạo trắng cao cấp,…

Hầu hết các thị trường xuất khẩu gạo của nước ta đều ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu gạo sang các thị trường khu vực Đông Nam Á tăng trưởng vượt bậc.

Bên cạnh đó, các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm được tiếp tục giữ vững, ngoài ra khu vực thị trường EU cũng ghi nhận sự tăng trưởng cao, gần 30%.

Tận dụng thời cơ đẩy mạnh xuất khẩu

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình thương mại lương thực toàn cầu đang chịu tác động bởi nhiều yếu tố bất lợi, để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu gạo, thúc đẩy tiêu thụ lúa gạo hàng hóa cho người dân với giá có lợi nhất, đồng thời góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đề nghị các đơn vị của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân xuất khẩu gạo tập trung triển khai tốt một số nội dung trọng tâm.

Trước hết, về quan điểm chỉ đạo, Bộ trưởng nhấn mạnh, đây là thời cơ để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo trong điều kiện có thể, nhằm mang lại giá trị, hiệu quả cao nhất cho người sản xuất, kinh doanh. Đây cũng là thời cơ để mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu Gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế, nhất là ở các thị trường mới.

"Tuy nhiên, trong bối cảnh chung, trước những động thái của các nước xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ, Thái Lan,... chúng ta cũng cần rất thận trọng, tránh lợi thế người đi đầu quay đầu thành người đi sau", Tư lệnh ngành Công Thương lưu ý, nhấn mạnh việc bảo đảm chất lượng hạt gạo và thương hiệu sản phẩm là vô cùng quan trọng để giữ vững đơn hàng, giữ vững thị trường bền vững.

Thứ hai, bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo để tận dụng thời cơ, vẫn phải bảo đảm được an ninh lương thực cho đất nước trong mọi tình huống.

Thứ ba, cần tiếp tục xác lập, củng cố cơ chế hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa người sản xuất, vùng trồng với các thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo; và giữa các thương nhân với nhau; để bảo đảm nguồn hàng ổn định, chất lượng và tránh tình trạng tranh mua, tranh bán, tranh thị trường và ép cấp, ép giá.

Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, cùng với hệ thống dự trữ quốc gia, 2 Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Miền Nam phải bảo đảm duy trì mức dự trữ và thu mua lương thực theo quy định của Nhà nước để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.

Bộ Công Thương giao cho Vụ Thị trường trong nước, Cục Xuất nhập khẩu và các đơn vị chức năng theo dõi, có cơ chế giám sát đặc biệt việc thực hiện nhiệm vụ chính trị này để bảo đảm dự trữ thương mại, duy trì nguồn cung và bình ổn giá cho thị trường trong nước, kiểm soát giá gạo xuất khẩu.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, bên cạnh việc nghiêm túc thực hiện duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu và chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan chức năng theo quy định, các doanh nghiệp làm tốt một số nhiệm vụ cụ thể.

Lê Hải - Thanh Bình - Pháp luật Plus

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xử phạt trên 200 triệu đồng đối với doanh nghiệp vi phạm về chất lượng xăng dầu

Đoàn kiểm tra tiến hành lấy một mẫu Xăng Ron 95-III và một mẫu Dầu DO 0,05%S gửi tổ chức được cơ quan có thẩm quyền chỉ định thử nghiệm, giám định chất lượng và kết quả hai mẫu Xăng Ron 95-III và mẫu Dầu DO 0,05%S đều có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/tan-dung-thoi-co-de-day-manh-xuat-khau-gao-d197088.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com