Thông tin mới về vụ bột canh không chứa I- ốt
Kinhte&Xahoi
Theo đại diện Chi cục Quản lý Chất lượng Nông- Lâm và Thủy sản (Chi cục QLCLNL&TS) tỉnh Điện Biên, cuối năm 2018 và đầu năm 2019 đơn vị này đã tổ chức lấy mẫu giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm đối với muối và bột canh tại một số cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Điện Biên và TP Điện Biên Phủ.
Kết quả phân tích cho thấy 3/11 mẫu được lấy đạt yêu cầu quy chuẩn Việt Nam, còn lại 8/11 mẫu không đạt.
Nhiều sản phẩm bột canh khi được kiểm nghiệm không phát hiện I-ốt.
Trong số 8 mẫu không đạt có 3 mẫu bột canh không phát hiện I-ốt là bột canh cao cấp Hà Nội (Công ty CPCB lương thực, thực phẩm Ba Đình có địa chỉ tại: Hà Xá, Đại Hưng, Mỹ Đức, Hà Nội); Bột canh I-ốt Hải Châu (Công ty Bánh kẹo Hải Châu) và Bột canh Hà Nội mới (Cơ sở sản xuất Đức Hải, địa chỉ: Tự Tứ, Hồng Hưng, Gia Lộc, Hải Dương).
Kết quả phân tích mẫu không phát hiện hàm lượng I-ốt quy ra KiO3 trong những mẫu sản phẩm này, trong khi hàm lượng công bố trên bao bì sản phẩm là 20-50mg/kg.
Ngoài ra, có 5/8 mẫu muối có hàm lượng I-ốt thấp hơn công bố và quy chuẩn, đó là: Muối sấy Vifon (Công ty Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam); Muối sạch 07 (Nhà máy Muối Hải Hậu, Nam Định); Muối to (Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Văn Tuyên- Hải Hậu, Nam Định); Muối sạch (Công ty TNHH Duyến Hải- Từ Liêm, Hà Nội) và Muối sạch I-ốt (Xí nghiệp Muối Vĩnh Ngọc- Quỳnh Lưu, Nghệ An).
Kết quả phân tích mẫu không phát hiện hàm lượng I-ốt quy ra KiO3 trong những mẫu sản phẩm này, trong khi hàm lượng công bố trên bao bì sản phẩm là 20-50mg/kg.Trong số 8 mẫu không đạt có 3 mẫu bột canh không phát hiện I-ốt là bột canh cao cấp Hà Nội (Công ty CPCB lương thực, thực phẩm Ba Đình có địa chỉ tại: Hà Xá, Đại Hưng, Mỹ Đức, Hà Nội); Bột canh I-ốt Hải Châu (Công ty Bánh kẹo Hải Châu) và Bột canh Hà Nội mới (Cơ sở sản xuất Đức Hải, địa chỉ: Tự Tứ, Hồng Hưng, Gia Lộc, Hải Dương).
Theo quy chuẩn, hàm lượng I-ốt quy ra KiO3 phải đạt từ 20- 50mg/kg, trong khi các mẫu sản phẩm trên chỉ đạt từ 1,33- 17,7mg/kg.
Ngoài ra, theo kết quả kiểm nghiệm hàm lượng I- ốt của Chi cục QLCLNL&TS Hải Dương cho thấy, qua kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất Đức Hải có sản phẩm bột canh Hà Nội mới phát hiện, công nhân đã sử dụng muối tinh sấy thường thay vì muối tinh sấy I ốt nên trong sản phẩm Bột canh Hà Nội mới không có i-ốt.
Về vấn đề kiểm nghiệm hàm lượng I- ốt trong bột canh, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, bà Lê Thị Hảo, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thực phẩm quốc gia cho biết: để biết một sản phẩm muối, bột canh I-ốt bảo đảm chất lượng hay không, cần phải tiến hành kiểm nghiệm và thực hiện trên kỹ thuật cao thì mới có thể đánh giá được. Với kỹ thuật thông thường chỉ kiểm nghiệm và làm được với I-ốt dạng tự do.
Theo bà Hảo, hiện nay, không chỉ có muối I-ốt mà rất nhiều các gia vị mặn khác cũng được bổ sung I-ốt. Các sản phẩm này có các thành phần khác nhau và điều kiện bảo quản khác nhau. Trong quá trình sản xuất, bảo quản, I-ốt có thể chuyển hóa thành các dạng khác như KI hoặc I2...
“Trong trường hợp đó, việc đánh giá hàm lượng I-ốt trong sản phẩm phải đánh giá qua hàm lượng I-ốt tổng số. Khi đó yêu cầu phải có các trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật phức tạp hơn như phương pháp phổ khối lượng Plasma cảm ứng cao tần (ICP-MS) theo TCVN 9517: 2012”, bà Lê Thị Hảo khẳng định.
Bà Lê Thị Hảo cũng chia sẻ, Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia trong quá trình xây dựng và chuẩn hóa phương pháp xác định hàm lượng I-ốt bằng ICP-MS phù hợp theo ISO/IEC 17025 cũng có lấy một số mẫu bột canh trên thị trường để đánh giá.
Kết quả cho thấy, hàm lượng I-ốt ở các mẫu khác nhau rất khác nhau phụ thuộc vào thời hạn sử dụng, điều kiện kinh doanh, bảo quản và các loại bao bì sản phẩm.
“Đối với sản phẩm bột canh I-ốt quá trình bảo quản cũng rất quan trọng. Nếu khi dùng, mở bao bì lâu thì hàm lượng I-ốt cũng bị hao hụt vì khuếch tán nhanh. Theo kinh nghiệm, khi kiểm nghiệm nếu những mẫu mới sản xuất thì hàm lượng I-ốt trong muối cao hơn với hàm lượng của những sản phẩm còn thời hạn ngắn”, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thực phẩm quốc nhấn mạnh.
Theo Báo Hải Quan/ Pháp luật Plus