Xem nhiều

Thứ trưởng Bộ Công thương trả lời về vụ Asanzo

10/07/2019 15:35

Kinhte&Xahoi “Liên quan đến vụ Asanzo nhập khẩu cụm linh kiện tại Trung Quốc nhưng về lắp lại thành sản phẩm, dán mác xuất xứ Việt Nam, hiện Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính làm đầu mối phối hợp với các bộ ngành liên quan trong đó có Bộ Công thương kiểm tra, xử lý báo cáo Chính phủ,” ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết.

Tại cuộc họp báo chiều 4-7, trả lời báo chí về vụ việc Asanzo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, thời gian qua, báo chí đưa nhiều thông tin phản ánh về việc doanh nghiệp Asanzo mua hàng Trung Quốc gắn mác “made in Vietnam”. “Liên quan đến vụ Asanzo nhập khẩu cụm linh kiện tại Trung Quốc nhưng về lắp lại thành sản phẩm, dán mác xuất xứ Việt Nam, hiện Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính làm đầu mối phối hợp với các bộ ngành liên quan trong đó có Bộ Công thương kiểm tra, xử lý báo cáo Chính phủ,” ông Hải nói.

Theo ông Trần Thanh Hải, Bộ Công Thương đang soạn thảo để làm rõ khái niệm thế nào hàng hoá của Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước. 

Nói thêm về vấn đề này, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, đối với hàng hóa lưu thông trong nước có Nghị định 43/ 2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa, và yêu cầu bắt buộc là sản phẩm lưu thông trên thị trường đều phải dán nhãn: Tên sản xuất, tên tổ chức lưu thông hàng hóa…”Nghị định này cũng quy định doanh nghiệp, cá nhân lưu thông hàng hoá phải tự xác định thông tin để dán nhãn hàng hoá. Các tổ chức, cá nhân gắn nhãn hàng hóa tự chịu trách nhiệm về ghi nước xuất xứ”, ông Trần Thanh Hải nói.

Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý theo ông Hải, đó là Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với quy định cụ thể phục vụ cho hàng hoá hưởng ưu đãi thuế quan nhưng lại chưa có quy định áp dụng với nhãn hàng tại thị trường nội địa Việt Nam. Ví dụ như, để cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D thì phải đáp ứng tỷ lệ 40% nguyên liệu trong ASEAN. Nhưng một sản phẩm có thể có 20% nguyên liệu Malaysia, 15% Indonesia, còn lại 5% của Việt Nam vẫn sẽ được cung cấp nguồn gốc xuất xứ mẫu D. Trong trường hợp các mẫu khác thì việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ cũng không thể nói lên tỷ lệ của Việt Nam mà của cả khu vực. 

Theo ông Trần Thanh Hải, Bộ Công Thương đang soạn thảo để làm rõ khái niệm thế nào hàng hoá của Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước. Khi có dự thảo chính thức, Bộ Công Thương sẽ công bố trên website để xin ý kiến người dân, doanh nghiệp. Việc soạn thảo bộ quy định này được diễn ra từ năm 2018 sau hàng loạt các vụ việc “đột lốt” hàng Việt Nam diễn ra.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương kiên trì thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, khơi thông thị trường xuất khẩu. Xác định tiếp tục tập trung mạnh vào đổi mới, nâng cao hiệu quả với các bộ, ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp để tạo sự kết nối, phối hợp đồng bộ hơn trong việc xử lý các vấn đề phát sinh trong thương mại quốc tế như vượt qua các rào cản thương mại, kiểm dịch động thực vật, các vấn đề về chống trợ cấp, chống bán phá giá của nước ngoài đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, vấn đề gian lận xuất xứ khi nguy cơ hàng hoá Trung Quốc “mượn đường” và “ mượn xuất xứ” của Việt Nam để vào Mỹ. 

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã có các văn bản gửi VCCI đề nghị tăng cường kiểm tra hồ sơ cấp C/O cho hàng hoá xuất khẩu sang Hoa Kỳ để phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hoá, tác động xấu đến sản xuất trong nước. Đồng thời, yêu cầu các Sở Công Thương các địa phương yêu cầu tăng cường quản lý, phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình đầu tư, sản xuất, cập nhật tình hình các dự án đầu tư sản xuất trên địa bàn như mặt hàng gỗ dán, kịp thời báo cáo Bộ Công Thương khi có dấu hiệu gian lận thương mại về xuất xứ; chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường tăng cường các biện pháp quản lý, đấu tranh, phòng chống gian lận thương mại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh gỗ dán.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

‘Tấn công’ thị trường hàng không: Vingroup bắt tay Tập đoàn CAE lập trường đào tạo phi công

Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn CAE (Canada) vừa ký kết thoả thuận hợp tác đào tạo phi công, kỹ thuật bay và các nhân sự khác trong lĩnh vực hàng không nhằm cung cấp nguồn lực kỹ thuật cao cho Việt Nam và thế giới. Dự kiến, mỗi năm sẽ có 400 phi công và thợ máy đạt tiêu chuẩn quốc tế CAAV, FAA và IASA được cung ứng ra thị trường.

Nhà sách Tiến Thọ ngang nhiên vi phạm PCCC, an toàn VSTP, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường!

Nhà sách Tiến Thọ (828 đường Láng) vẫn ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè, làm nơi trông giữ xe, gây mất an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn... khiến người dân vô cùng bức xúc. Không những vậy nhà sách Tiến Thọ còn đưa vào hoạt động khu vui chơi trẻ em công tác PCCC không được đảm bảo, bán đồ ăn nhưng có dấu hiệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo CAND/ Hoà Nhập

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com