Thực trạng dạy học “online” trên nền tảng mạng xã hội: Không bằng cấp sư phạm, dạy sai kiến thức
Kinhte&Xahoi
Tự xưng là thầy giáo online dạy Vật lý số 1 toàn quốc nhưng bản thân lại chưa có bằng cấp sư phạm khiến dư luận hoài nghi về kiến thức giảng dạy.
Hình thức học qua livestream trên các nền tảng mạng xã hội đang trở thành xu hướng phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ.
Livestream dạy học đã giúp rất nhiều bạn trẻ có thể tiết kiệm thời gian nhưng vẫn tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng và tiện lợi. Tuy nhiên, sự phổ biến của livestream dạy học cũng đi kèm với nhiều bất cập.
Trên các mạng xã hội như youtobe hay tiktok thì nhiều người tự xưng là "thầy" bị phản ánh mặc dù chưa tốt nghiệp đại học cũng như không có bằng cấp hay chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm nhung vẫn mở lớp dạy và luyện thi online kéo theo hàng trăm nghìn học sinh theo học.
Một trong những bài giảng dạy sai kiến thức của 'thầy' Vũ Ngọc Anh. Ảnh cắt từ clip
Phản ánh đến Báo Pháp luật Việt Nam, Chị C.V.T. (Hà Đông, Hà Nội) thường xuyên tìm kiếm thông tin về các khóa học vật lý để cho con chị học online bổ trợ thêm kiến thức sau thời gian học và ôn luyện tại trường.
Tuy nhiên quá trình tìm hiểu chị H khá bất ngờ trước thông tin trong các video trên youtobe hoặc Tiktok mang tên thầy giáo Vũ Ngọc Anh tự xưng là “thầy” dạy online môn Vật lý số 1 trên toàn quốc “chuyên luyện thi Vật Lý lớp 10,11,12”.
Đáng chú ý, người đàn ông tự xưng là "thầy" Vũ Ngọc Anh theo giới thiệu, sinh năm 1997 từng bị buộc thôi học tại Đại học Bách khoa Hà Nội vào năm 2018 nhưng vẫn livestream giới thiệu có tới 10.000 học sinh học online trên cả nước, với kinh nghiệm dạy trong 8 năm, người này tự tin quảng cáo mình là top 1 thầy giáo dạy online môn vật lý trên toàn quốc "không thể nào khác được".
Thế nhưng, tại một clip dạy online, người tự xưng là "thầy" Vũ Ngọc Anh đưa ra khái niệm "Biên độ là độ dài của Biên" trong khi sách giáo khoa định nghĩa “Biên độ là độ lệch cực đại của vật hoặc li đô cực đại”.
Nhiều cuốn sách do 'thầy' Vũ Ngọc Anh bán tràn lan trên mạng xã hội đang là tài liệu lưu hành nội bộ.
Bên cạnh việc dạy các khóa học có thu phí dưới hình thức online và offline, thầy Vũ Ngọc Anh hiện đang bán các bộ sách chuyên về vật lý do mình tự viết trên nhiều nền tảng mạng xã hội đang được giao bán với giá giao động vào khoảng 200.000 nghìn/cuốn.
Đáng chú ý, những bộ sách này chỉ là tài liệu lưu hành nội bộ. Với mỗi buổi livetream, lượng người mua đều lên tới hàng nghìn người.
Từ đây, nguồn thu từ việc bán sách đang là một con số không hề nhỏ, vậy số tiền thuế Nhà nước có thể thu được từ việc bán sách trên các nền tảng mạng xã hội là bao nhiêu?
Trao đổi với PV, một thầy giáo có kinh nghiệm giảng dạy gần 20 năm của bộ môn Vật Lý cho biết: “Việc người đàn ông tự xưng là “thầy” Vũ Ngọc Anh đưa ra khái niệm về biên độ như vậy là sai hoàn toàn về bản chất và định nghĩa, sai khái niệm, đưa ra định nghĩa lung tung cực kỳ nguy hiểm cho những học sinh theo học...”.
Liên quan đến sự việc này, PV Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với chính người tự xưng là “thầy” Vũ Ngọc Anh xác nhận mình đúng là thầy Vũ Ngọc Anh đang giảng dạy môn vật lý trên các nền tảng mạng xã hội và xác nhận: “Em đúng là sinh năm 1997 năm 2015 em thi đầu đỗ vào Viện Vật Lý của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tuy nhiên, quá trình học em không đam mê vì đi dạy quá nhiều dẫn đến việc em bỏ học luôn và không học nữa nhưng em không rút hồ sơ nên bị nhà trường buộc thôi học.
Cách đây 2 năm em mới đăng ký hệ đào tạo từ xa của Trường đại học kinh tế Quốc Dân bởi hiện nay em cũng chưa có bằng cử nhân hay chứng chỉ sư phạm gì cả...”.
Qua trao đổi người đàn ông tên là Ngọc Anh cho biết: “Do thời gian dạy trực tuyến tần suất nhiều và kéo dài đến 2 3 tiếng nên không thể nào dạy đúng được 100% các kiến thức. Đến sách giáo khoa viết còn có rất nhiều lỗi và nhiều sạn thầy cô cũng đang phải nhặt rất đau đầu. Vì vậy để mà chuẩn kiến thức được 100% thì rất khó...”.
Người đàn ông tự xưng là thầy Vũ Ngọc Anh cho biết: “Bên em có 2 loại vấn đề về sách, một sách là lưu hành nội bộ dùng để tặng các bạn học sinh học của em. Còn 1 sách em sẽ dùng thương mại trên sàn Tiktok để lên được sàn thương mại thì bọn em đã có giấy tờ của nhà xuất bản Dân Trí phê duyệt và đã đăng ký quyền xuất bản rồi.
Trên nền tảng Youtobe thì bọn em không thương mại về sách. Hai đầu sách này giống nhau vì vậy khi tặng sẽ tặng sách lưu hành nội bộ còn lên sàn thì sẽ dùng để thương mại trên sàn Tiktok...Mọi số liệu kinh doanh trên sàn Tiktok mang tên Vũ Ngọc Anh của bên em đều được gửi cho các cơ quan thuế và sẽ phải đóng 1,5% lợi nhuận đóng về cơ quan quản lý...”.
Khi PV đề nghị cung cấp hồ sơ tài liệu chứng minh về việc nộp thuế thì người đàn ông này cho biết: “Bản chất em làm việc ở Hà Nội nhưng tên công ty và giấy tờ đăng ký kinh doanh của Công ty bên em lại trụ sở ở Nam Định nơi em sinh ra và lớn lên.
Nếu muốn có hồ sơ tài liệu liên quan đến thuế thì em sẽ cung cấp sau 1 vài tháng. Nói như thế này cho anh dễ hiểu Cục Trưởng Cục thuế tỉnh Nam Định là bác của em nên về thuế má sẽ có người xử lý hết cho em nên anh yên tâm...”.
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật Tinh Thông cho biết, việc in sách của mình ra để bán dưới góc độ pháp luật là hoạt động xuất bản xuất bản phẩm nhằm mục đích kinh doanh.
Theo khoản 1 Điều 36 Luật xuất bản 2012 quy định về cơ sở phát hành xuất bản phẩm bao gồm doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh xuất bản phẩm (sau đây gọi chung là cơ sở phát hành).
Việc bán sách đến người tiêu dùng phải thông qua cơ sở phát hành sách. Cá nhân muốn bán sách phải đăng hộ kinh doanh xuất bản phẩm hoặc doanh nghiệp… theo quy định pháp luật.
“Như vậy hành vi viết sách và tự in bán là hành vi trái với quy định pháp luật về xuất bản sách. Cá nhân có hành vi vi phạm các quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”, Luật sư Bình nhấn mạnh.
Như vậy, các cơ quan quản lý cần xây dựng chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để kịp thời răn đe, cảnh báo để người học có thể được tiếp cận các tài liệu, sách giáo khoa từ những nguồn chính thống đảm bảo kiến thức trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, giáo dục về giá trị của sách, văn hóa đọc, cách phân biệt sách in lậu và sách thật cần cụ thể hơn, phổ biến hơn để tránh việc người đọc có
Quốc Bảo - Pháp luật Plus