Xem nhiều

Tuyển sinh 2020: Chạy đua 'vơ vét' thí sinh

21/09/2020 07:38

Kinhte&Xahoi Mặc dù từ ngày 19/9, sau khi có điểm thi của hai đợt thi, thí sinh mới bắt đầu điều chỉnh nguyện vọng để xét tuyển, thế nhưng trước đó, nhiều trường, đặc biệt các trường đại học (ĐH) ngoài công lập đã có nhiều chiêu trò để tuyển sinh.

Thí sinh cần tỉnh táo trước các chiêu trò tuyển sinh. (Ảnh minh họa).

“Vơ vét” thí sinh bằng mọi giá

Khoảng nửa tháng trước, nhiều thí sinh ở khu vực phía Nam, đặc biệt là TP HCM nhận được nhiều tin nhắn đến từ trường ĐH Gia Định với nội dung chê thí sinh có điểm thi thấp, mời chào vào học trường ĐH Gia Định.

Sau đó, trường ĐH Gia Định gửi tin nhắn xin lỗi với nội dung: “Hiện nay hệ thống SMS của ĐH Gia Định đang bị sự cố nghiêm trọng. Nhà trường rất xin lỗi nếu bạn bị làm phiền bởi các tin nhắn trong ít giờ qua”. Và cách gửi tin nhắn hàng loạt đang được rất nhiều trường áp dụng. Nhiều trường còn áp dụng tặng điểm cho thí sinh nộp hồ sơ nguyện vọng sớm.

Chưa hết, câu chuyện 191 trong tổng số 259 học sinh lớp 12 của Trường THPT An Thới (Phú Quốc, Kiên Giang) nhận được giấy báo trúng tuyển từ ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP HCM), thu hút sự chú ý của dư luận.

Hiệu trưởng trường An Thới cho biết, nhà trường căn cứ danh sách học sinh đăng ký xét tuyển đại học để photo học bạ, chuyển cho ĐH Quốc tế Hồng Bàng. Trong khi đó, hiệu trưởng ĐH Quốc tế Hồng Bàng khẳng định trường làm đúng quy chế, có đủ phiếu đăng ký xét tuyển và hồ sơ của học sinh.

Một số chuyên gia cho rằng, các trường ĐH, đặc biệt ngoài công lập, thường đưa ra nhiều cách thức để thu hút thí sinh. Trong khi trường muốn tuyển được nhiều sinh viên nhất (theo chỉ tiêu), song nhu cầu thực tế của người học lại thấp hơn. Trường có ít thí sinh đăng ký sẽ tìm mọi cách để xét tuyển đủ chỉ tiêu. ĐH Quốc tế Hồng Bàng chỉ là một ví dụ.

Thực tế, bên cạnh những trường tốp đầu có điểm cao chót vót thì có những trường ĐH chỉ cần chưa đến 5 điểm/môn là trúng tuyển hầu hết các ngành bởi khó tuyển sinh. Điểm chuẩn ĐH Hải Dương, ĐH Xây dựng miền Trung, ĐH Xây dựng miền Tây đều ở mức 13 điểm. ĐH Công nghiệp Việt Trì (Phú Thọ) lấy điểm chuẩn tất cả các ngành là 13,5 điểm.

Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT về bức tranh tuyển sinh đợt I năm 2019, khoảng 49% đơn vị tuyển sinh có số thí sinh trúng tuyển từ đủ chỉ tiêu trở lên; 26% đơn vị tuyển được dưới 50% chỉ tiêu và 7% đơn vị không có thí sinh trúng tuyển, không tham gia lọc ảo. Như vậy, với 334 mã trường xét tuyển từ điểm thi THPT Quốc gia 2019, hơn 20 trường rơi vào tình trạng này…

Mặc dù việc sử dụng đa dạng phương thức tuyển sinh rất cần thiết để có thể tuyển đủ chỉ tiêu, đặc biệt với các trường tư, trường tốp dưới. Tuy nhiên, với một số trường ngoài công lập, việc nhắn tin, gửi email, thông báo thí sinh trúng tuyển (dù thí sinh có nộp hồ sơ xét tuyển hay không) vẫn diễn ra từ nhiều năm nay. Đây là vấn đề khó kiểm soát vì thiếu công cụ và các giải pháp kỹ thuật để quản lý. 

Tiềm ẩn nhiều hệ lụy khó lường

PGS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam nhận định, hiện nay nhiều trường coi thí sinh là đơn vị tài chính nên tìm mọi cách vơ vét thí sinh. Điều này không những ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ĐH mà nguy hiểm hơn là kéo tụt chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.

Ở nước ngoài, họ rất chú trọng việc phân loại học sinh, tư vấn hướng nghiệp từ cấp tiểu học cho đến cấp THPT bởi việc tư vấn, hướng nghiệp đúng, trúng và hiệu quả sẽ góp phần tạo ra một lực lượng lao động trong tương lai có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, có năng lực chuyên môn, tay nghề cao. Tuy nhiên, ở ta do công tác tư vấn hướng nghiệp chưa có hiệu quả và tâm lý xã hội vẫn còn chuộng bằng cấp dẫn đến tình trạng đua nhau vào ĐH.

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường ĐH FPT cho hay, việc chọn chất lượng hay số lượng, các trường cần cân nhắc. Nếu theo chất lượng, trường có thể tuyển không đủ chỉ tiêu. Chọn số lượng mà chất lượng không đảm bảo, sớm muộn xã hội cũng phát hiện. Lúc đó, việc tuyển sinh càng khó.

Nếu chọn chất lượng, trường có thể gặp khó khăn ban đầu nhưng định hình được uy tín trong xã hội. Phát triển trường đại học là việc lâu dài. Vì thế, năm nay, trường có thể tuyển ít một chút để đảm bảo chất lượng, tạo đà cho các năm tiếp theo.

Còn GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, thực tế, vẫn có không ít trường tìm mọi chiêu để thu hút sinh viên để giải quyết những khó khăn trước mắt.

Nhưng về lâu dài chất lượng giáo dục của họ sẽ đi xuống, uy tín giảm thì nhà trường sẽ bị mất sinh viên. Thậm chí, đã có trường phải giải thể vì không có sinh viên. Do đó, chúng ta cần giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích của nhà trường - xã hội - người học, trong đó lợi ích xã hội phải được đặt lên trên hết.

Do đó, theo PGS Trần Xuân Nhĩ, để tránh tình trạng tuyển sinh bằng mọi giá, Bộ GD-ĐT nên có quy định, hướng dẫn cách tuyển sinh như thế nào để các trường có thể chọn được những thí sinh có chất lượng. Đất nước chúng ta đang không ngừng hội nhập sâu rộng nhưng chất lượng nguồn nhân lực kém thì làm sao có thể cạnh tranh được với các nước, như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước... 

Được biết, Bộ GD-ĐT cũng đã lưu ý các trường, đối với phương thức xét tuyển không sử dụng kết quả thi THPT, các trường không thông báo kết quả xét tuyển, kết quả trúng tuyển, điểm trúng tuyển... khi người học chưa tốt nghiệp THPT. Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh của các trường và bên liên quan tham gia công tác tuyển sinh theo quy định hiện hành, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định…

Nới lỏng “đầu vào”, thắt chặt “đầu ra”?

Có ý kiến cho rằng, nước ngoài nới lỏng “đầu vào”, thắt chặt “đầu ra” nghĩa là “mở cửa” vào ĐH nhưng học được hay không lại là chuyện khác như các nước tiên tiến vẫn làm, GS Đào Trọng Thi thẳng thắn cho rằng, ở nước ngoài có thể thực hiện như vậy vì hệ thống kiểm soát chất lượng của họ rất chặt chẽ. Tỷ lệ tốt nghiệp ĐH của họ có khi chỉ đạt 50%, họ vẫn chấp nhận. Nhưng ở Việt Nam thì hệ thống kiểm soát chất lượng hiện vẫn là khâu yếu nhất.

Cùng quan điểm, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) phân tích: “Đáng lo ngại hiện nay là các trường ĐH được trao quyền tự chủ, nhưng lại không đi kèm trách nhiệm giải trình và công khai minh bạch thông tin. Nếu Bộ GD-ĐT không làm triệt để vấn đề này thì sẽ rất lo ngại về chất lượng giáo dục, vì nhiều trường đang tuyển sinh bằng mọi giá để đạt được lợi ích của họ.

Dù Bộ có bắt buộc phải công bố tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm thì hầu hết các trường đều không công bố hoặc công bố gian dối. Bức tranh quản lý tổng thể là phải kiểm soát được tất cả các mặt hoạt động của trường và đặc biệt, trường phải có trách nhiệm công bố thông tin minh bạch để xã hội sẽ giám sát...”. 

 Na Uyên - Hoàng Dũng - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/tuyen-sinh-2020-chay-dua-vo-vet-thi-sinh-d135687.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com