Xem nhiều

Vĩnh Phúc: Doanh nghiệp ngang nhiên đặt trạm trộn trái phép, vì sao chưa xử lý?

12/10/2019 08:38

Kinhte&Xahoi Doanh nghiệp đứng ra làm hợp đồng với hộ dân thuê đất và ngang nhiên đặt trạm trộn bê tông, bãi tập kết vật tư, vật liệu khi chưa được cơ quan chức năng cho phép gây bức xúc cho người dân và dư luận.

Mặc dù đã có công văn chỉ đạo xử lý ngay nhưng đến nay sai phạm của doanh nghiệp vẫn tồn tại, chính quyền địa phương thì tỏ ra “thờ ơ" trước sai phạm. Điều đó thể hiện sự thách thức pháp luật của doanh nghiệp và sự buông lỏng trong công tác quản lý đất đai và sự chậm trễ trong xử lý sai phạm.

Sai phạm đã rõ ràng, công văn chỉ đạo yêu cầu phối hợp xử lý ngay sai phạm nhưng đến nay vi phạm vẫn tồn tại, thách thức pháp luật (ảnh chụp sáng ngày 2/10/2019).

Như bài trước chúng tôi đã thông tin, tại khu vực cầu vượt đường sắt thuộc dự án đường Hợp Thịnh - Đạo Tú (thuộc xóm Tân Thịnh, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) Công ty TNHH MTV xây dựng 99 tự ý đứng ra thuê đất, tiến hành đổ đất làm bãi tập kết vật tư, vật liệu xây dựng, lắp đặt một trạm trộn bê tông trên khu vực đất nông nghiệp của người dân.

Trước sai phạm của doanh nghiệp và sự buông lỏng trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn của chính quyền xã Hợp Thịnh, ngày 6/9/2019 UBND huyện Tam Dương đã có công văn hỏa tốc số 1776/UBND - KT&HT về việc xây dựng trái phép trạm trộn bê tông trên đất nông nghiệp ở xã Hợp Thịnh do ông Đặng Công Hòa -  Phó Chủ tịch huyện ký.

Trong công văn nêu rõ, để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm và có biện pháp xử lý ngay việc xây dựng trạm trộn bê tông trên đất nông nghiệp phục vụ thi công, công trình cầu vượt đường sắt của đường Hợp Thịnh - Đạo Tú, UBND huyện Tam Dương yêu cầu Trưởng các phòng ban, cơ quan liên quan và UBND xã Hợp Thịnh thực hiện nghiêm túc một số nội dung để xử lý dứt điểm sai phạm.

Theo đó, yêu cầu Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh tổ chức kiểm tra và thực hiện ngay các biện pháp xử lý theo quy định để ngăn chặn, chấm dứt hoạt động xây dựng trái phép trạm trộn bê tông trên diện tích đất nông nghiệp, yêu cầu xử lý ngay các hành vi vi phạm theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo huyện để xử lý theo quy định xong trong ngày 6/9/2019. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện Tam Dương nếu tiếp tục để xảy ra vi phạm mà không có biện pháp xử lý và áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Yêu cầu Chủ tịch UBND xã báo cáo giải trình cụ thể với UBND huyện trong công tác quản lý đất đai ở địa phương, để xảy ra vi phạm mà không có biện pháp xử lý ngay từ đầu dẫn đến phát sinh vi phạm khối lượng tài sản lớn gây khó khăn trong quá trình xử lý trước ngày 10/9/2019.

Đối với Điện lực Tam Dương, yêu cầu kiểm tra ngay thủ tục mua điện sản xuất liên quan đến đơn vị thi công, công trình cầu vượt đường sắt của đường Hợp Thịnh - Đạo Tú, trong đó có liên quan đến trạm trộn bê tông để dừng việc cấp điện theo quy định xong trong ngày 6/9/2019.

Về phía công an huyện, cử lực lượng Công an huyện kiểm tra, nắm tình hình vi phạm, đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyện môn của UBND huyện và UBND xã Hợp Thịnh trong quá trình triển khai xử lý vi phạm xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đối với phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Tư pháp phối hợp với nhau và hướng dẫn UBND xã trong quá trình xử lý.

Rõ ràng, sai phạm của doanh nghiệp khi tự ý đứng ra thuê đất nông nghiệp của người dân làm bãi tập kết vật liệu xây dựng, lắp đặt trạm trộn bê tông trái phép đã rõ, trong đó có trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai của chính quyền xã Hợp Thịnh. Tuy nhiên đến nay, công văn chỉ đạo của UBND huyện đã ban hành được gần 1 tháng nhưng sai phạm vẫn không được xử lý. Trạm trộn vẫn ngang nhiên hoạt động gây bức xúc cho người dân và dư luận.

Dư luận có quyền đặt ra câu hỏi, phải chăng vi phạm của doanh nghiệp là “quá sức” với UBND huyện Tam Dương cũng như chính quyền xã Hợp Thịnh khi đi tìm phương án xử lý sai phạm, hay có sự “làm ngơ” cho sai phạm?

Đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các Sở ban ngành liên quan vào cuộc xử lý ngay sai phạm của doanh nghiệp, xem xét trách nhiệm của chính quyền huyện Tam Dương và người đứng đầu chính quyền xã Hợp Thịnh khi để xảy ra vi phạm, phát hiện vi phạm nhưng không xử lý dứt điểm.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phú Thọ: Điểm mặt những DN bị "bêu tên" vì nợ thuế hàng chục tỷ đồng

Trong đợt 3 của năm 2019, hàng loạt những doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Thép Sông Hồng, Công ty Cổ phần Xi măng Hữu Nghị, Công ty TNHH Phát triển hạ tầng cụm công nghiệp Đồng Lạng và Công ty Cổ phần Thương mại du lịch khách sạn Bãi Bằng... tiếp tục bị Cục thuế tỉnh Phú Thọ tiếp tục “bêu tên” vì nợ thuế hàng chục tỷ đồng.

23 lô phân bón nhập khẩu vi phạm nhãn mác độ ẩm

Thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), gần đây một số doanh nghiệp nhập khẩu phân bón liên tục vi phạm nhãn mác theo Nghị định 108, thậm chí có doanh nghiệp vi phạm cả chỉ tiêu chất lượng khi độ ẩm vượt mức quy định cho phép.

Nguồn: KD&PL

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com