Xem nhiều

Xét xử vụ án đặc biệt nghiêm trọng tại Đồng Tâm: Cần nghiêm trị mọi hành vi vi phạm pháp luật

07/09/2020 16:41

Kinhte&Xahoi Sáng nay (7/9), Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Đây là vụ án được dư luận xã hội quan tâm, theo dõi do tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh.

Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Vụ án giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm được Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đưa ra xét xử là vụ án về an ninh, trật tự xã hội mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng và được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, theo dõi. Người dân mong muốn những kẻ vi phạm pháp luật cần được nghiêm trị.

Theo luật sư Đặng Văn Sơn (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), vụ án giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng trong vụ án trước hết thể hiện ở chỗ hành vi của các đối tượng đã khiến 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh; Gây mất trật tự trị an; Gây hoang mang, lo lắng đối với Nhân dân và gây nhiều hệ lụy khác cho xã hội. Tiếp đến, vụ án có tới 29 người bị xử lý về hình sự, trong đó 25 người bị đưa ra truy tố, xét xử về tội “Giết người”, theo quy định tại khoản 1, Điều 123, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Căn cứ vào kết luận điều tra cũng như cáo trạng truy tố thì 25/29 bị can trong vụ án này bị truy tố về tội “Giết người” gắn với 4 tình tiết định khung quy định tại khoản 1, Điều 123; Và hành vi phạm tội chỉ cần thuộc một trong các điểm từ a đến q của khoản 1 thì mức án các bị cáo sẽ phải gánh chịu, thấp nhất là 12 năm tù và cao nhất lên đến tử hình.

Về phạm tội có tổ chức, theo quy định tại khoản 2, Điều 17, Bộ luật Hình sự năm 2015: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức”.

Như vậy, phạm tội có tổ chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có từ 2 người trở lên và cùng hướng tới mục đích là mong muốn cho hậu quả xảy ra từ hành vi nguy hiểm của mình. Về bản chất, tội phạm có tổ chức là hành vi phạm tội có tính đồng phạm nhưng có sự cấu kết chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện tội phạm.

Ở đó, có người giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy; Có người thì chuẩn bị về công cụ, phương thức, thủ đoạn phạm tội; Có người trực tiếp thực hành tội phạm và có người đóng vai trò xúi giục, giúp sức, cổ vũ về mặt tinh thần…

Theo kết luận điều tra và cáo trạng truy tố, quá trình thực hiện hành vi tước đoạt sinh mạng của 3 cán bộ, chiến sĩ công an, mỗi bị can, bị cáo trong vụ án Đồng Tâm không chỉ cố ý thực hiện hành vi phạm tội của riêng mình mà còn biết và mong muốn những người khác cùng tham gia.

Điều đó được thể hiện ở 2 phương diện. Thứ nhất, về mặt lý trí, mỗi bị can trong vụ án đều nhận thức được tính chất nguy hiểm đối với hành vi của mình, nhận thức được tính chất nguy hiểm của những đồng phạm khác và thấy trước được việc gây ra hậu quả chung của chuỗi hành vi đó; Thứ hai, về mặt ý chí, các bị can trong vụ án đều có sẵn ý đồ cố tình thực hiện hành vi giết người, chung mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra. Thực tế, sau hàng loạt hành vi nguy hiểm của các đối tượng gây ra thì 3 cán bộ, chiến sĩ công an thực thi công vụ đã hy sinh.

Nhiều đại biểu Quốc hội cho biết, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, các cử tri trong cả nước đều bày tỏ sự bất bình, căm phẫn các đối tượng chống đối, coi thường pháp luật và đề nghị xử lý nghiêm các đối tượng này để răn đe, giữ gìn kỷ cương, phép nước.

Trong tất cả các trường hợp, khi cán bộ chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ là đại diện cho pháp luật, cho Nhà nước, chính vì vậy, chống đối cán bộ Công an là chống đối Nhà nước, vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Các đối tượng cố tình chống đối, lấy danh nghĩa người dân để che giấu hành vi phạm tội, kích động người khác bất chấp thiện chí và những biện pháp giải quyết của chính quyền thì càng phải xử lý nghiêm.

Ông Nguyễn Văn An (ở phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ, nhắc tới vụ án đặc biệt nghiêm trọng tại Đồng Tâm, bản thân ông cảm thấy đau xót khi 3 đồng chí công an hy sinh vì các hành vi chống đối manh động của một số đối tượng ở Đồng Tâm.

“Việc một số người lợi dụng để chống đối, dùng lựu đạn, bom xăng, dao phóng tấn công và gây thương vong cho lực lượng thực thi công vụ là tội ác không thể chấp nhận. Mọi tranh chấp hay khúc mắc đều phải được giải quyết trên cơ sở thượng tôn pháp luật. Không thể lấy bất cứ lý do gì biện minh cho hành động manh động như vậy. Hành động của số đối tượng này đã gây hậu quả hết sức nặng nề, không chỉ gây bức xúc cho dư luận mà còn làm xấu đi hình ảnh về người dân Đồng Tâm cũng như thiện chí của chính quyền.

Ai cũng hiểu rõ đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, điều này ghi rõ trong Hiến pháp, nhất là đây lại là đất nằm trong mục tiêu quốc phòng, an ninh thì càng không được xâm phạm dưới bất kỳ hinh thức nào. Tôi đề nghị Tòa án xét xử nghiêm khắc đối với các đối tượng gây rối, chống người thi hành công vụ, giết người tại xã Đồng Tâm để giữ nghiêm kỷ cương phép nước và cũng để làm bài học răn đe những kẻ đang có rắp tâm phá hoại”, ông An nói.

Trước đó, chiều 6/9, trao đổi với báo chí, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của Bộ Công an cho biết, đây là vụ án nghiêm trọng, nhiều đối tượng vi phạm pháp luật với hành vi manh động, dã man, gây bức xúc dư luận. Quá trình điều tra cũng đã làm rõ các tình tiết liên quan: Việc khiếu nại, tố cáo tại xã Đồng Tâm đã được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật; Những hành vi chống đối là của một nhóm nhỏ đối tượng, đại đa số Nhân dân xã Đồng Tâm rất bức xúc và đề nghị chính quyền phải xử lý nghiêm; Các cấp chính quyền đã kiên trì tuyên truyền, vận động, đối thoại nhưng các đối tượng vẫn kiên quyết chống đối.

Luật pháp Việt Nam cũng như nhiều nước đều có hình thức xử lý nghiêm khắc những hành vi chống người thi hành công vụ. Những hành vi này được thực hiện có tổ chức, xâm phạm tính mạng, xâm phạm trật tự xã hội… như trong vụ án hình sự “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) phải bị nghiêm trị, để cảnh cáo, răn đe, phòng ngừa chung; Góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cuộc sống bình yên của nhân dân và thượng tôn pháp luật. 


 Lam Dương - Theo TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/xet-xu-vu-an-dac-biet-nghiem-trong-tai-dong-tam-can-nghiem-tri-moi-hanh-vi-vi-pham-phap-luat-144423.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com