Xem nhiều

Còn hiện tượng bệnh thành tích trong giáo dục

30/08/2021 14:47

Kinhte&Xahoi Đó là hạn chế mà Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ra trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2020 - 2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 do Bộ GD&ĐT tổ chức mới đây.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: “Chỉ còn ít ngày nữa là năm học mới bắt đầu. Đây là thời điểm mỗi giáo viên, học sinh, sinh viên háo hức, các phụ huynh mong chờ ngày tựu trường sau kỳ nghỉ hè vất vả, nhưng có lẽ nhiều nơi, nhiều địa phương trên cả nước chưa thực hiện được.

Dịch bệnh gần như đã làm đảo lộn tất cả các hoạt động của xã hội. Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ những vất vả, khó khăn của cả ngành Giáo dục, của hơn 24 triệu học sinh, sinh viên, hàng triệu nhà giáo, hàng chục triệu phụ huynh học sinh”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ những vất vả, khó khăn của cả ngành giáo dục, của hơn 24 triệu học sinh, sinh viên, hàng triệu nhà giáo, hàng chục triệu phụ huynh học sinh. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Học chưa gắn với hành

Ngành giáo dục đã từng bước và quyết liệt thực hiện các giải pháp để đổi mới toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học với phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”, chú trọng phát triển con người để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị nghiên cứu thêm phương châm “lấy nhà trường làm nền tảng”, “lấy thầy giáo làm động lực” để bổ sung cho phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”.

Bên cạnh những kết quả tích cực, chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế để có giải pháp trong thời gian tới. Và trong Hội nghị hôm nay, có sự tham gia của nhiều đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, vì vậy Thủ tướng cũng đề nghị các đồng chí nghiên cứu, có giải pháp tháo gỡ những yếu kém, khuyết điểm, bất cập trong những lĩnh vực, ngành mình, địa phương mình phụ trách. Những vấn để vượt thẩm quyền thì báo cáo đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền, trong đó có Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, xem xét giải quyết, nếu thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Chính phủ sẽ tháo gỡ ngay.

Thủ tướng đã bổ sung thêm một số hạn chế khác cũng được xã hội rất quan tâm: Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền một số nơi, một số lúc chưa ngang tầm với vị trí, vai trò “quốc sách hàng đầu” giáo dục; Vẫn còn hiện tượng bệnh thành tích trong giáo dục; Chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo đại học đã có tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mong muốn của chúng ta và yêu cầu hội nhập quốc tế; Đời sống giáo viên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều khó khăn. Tình trạng học thêm, dạy thêm vẫn còn phổ biến; học chưa gắn với hành…

Ngoài ra, do tác động của dịch bệnh COVID-19 đến giáo dục chưa được tiên lượng và đánh giá thầu đáo về mọi mặt. Chính phủ cần dành thời gian phân tích, có hành động cụ thể trong năm học mới, các cơ quan cần nghiên cứu để tham mưu cho Chính phủ.

Yêu cầu liên Bộ phối hợp

Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, chúng ta cần tập trung giải quyết 2 vấn đề.

Thứ nhất, về kế hoạch của năm học 2021 - 2022, Chính phủ sẽ có giải pháp năm học mới đảm bảo an toàn trường học gắn với tiêm vaccine. Theo đó, Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD&ĐT triển khai tiêm vaccine cho trẻ em. Bộ Y tế quy định độ tuổi tiêm các loại vaccine để tính toán phân bổ, có kế hoạch tiêm vaccine phù hợp.

Chính phủ sẽ có giải pháp năm học mới đảm bảo an toàn trường học gắn với tiêm vaccine.

Lãnh đạo địa phương cần hết sức lưu tâm dành các nguồn lực để hỗ trợ các trường hợp học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, đảm bảo sự công bằng trong học tập không để ai bị bỏ lại phía sau, các cháu bị thất học.

Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thầy cô rất chia sẻ khi ngày tựu trường, các cháu không được đến trường mà chỉ được gặp thầy cô và bạn bè qua máy tính.

Đối với những học sinh, sinh viên ở gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch, cần triển khai chính sách miễn giảm học phí để đảm bảo không cháu nào bị thất học sau dịch hoặc vì nghèo mà không được đến trường. Nhiều giáo viên bị ảnh hưởng do trường đóng cửa, nhất là giáo viên thuộc hệ thống các trường tư thục, mầm non cũng cần được quan tâm hơn nữa.

Chúng ta đã triển khai chính sách hỗ trợ chung qua Nghị quyết 86 của Chính phủ, các bộ, ngành như Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ thêm cho các giáo viên và học sinh trong các trường hợp đặc thù một cách phù hợp.

Trong đại dịch, nhiều gia đình không có thu nhập nên ảnh hưởng đến bữa ăn và chế độ dinh dưỡng của các cháu, đặc biệt là độ tuổi đang phát triển. Cần có chính sách hỗ trợ các trường bổ sung dinh dưỡng bữa ăn bán trú hoặc hỗ trợ thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để phát triển thể chất tốt hơn cho các cháu. Các tỉnh, TP nghiên cứu, duy trì, phát triển mô hình bán trú dân nuôi phù hợp với điều kiện địa phương.

Thủ tướng kêu gọi các thầy cô, phụ huynh, học sinh và toàn thể nhân dân nêu cao tinh thần chống dịch “mình vì mọi người, mọi người vì mỗi người " và hôm nay là thông điệp “tất cả vì tương lai con em chúng ta”.

Thứ hai, đối với những vấn đề cần giải quyết để khắc phục những tồn tại, hạn chế, Thủ tướng đã chỉ đạo trong buổi làm việc với Bộ GD&ĐT ngày 6/5/2021.

Sớm công bố phươg án thi THPT Quốc gia năm 2022

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, vấn đề giáo dục và đào tạo là vấn đề khó, vì tác động tới nhiều đối tượng, nhiều người, tới tất cả các gia đình. Những vấn đề đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Đối với các vướng mắc của ngành cụ thể nêu ở trên, Thủ tướng yêu cầu: Bộ Xây dựng phối hợp các cơ quan liên quan và các địa phương rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát quy hoạch xây dựng gắn với không gian xây trường học phù hợp, nhất là ở các TP lớn, khu công nghiệp, với tầm nhìn xa, hiện đại.

Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, các địa phương phối hợp rà soát cơ chế, chính sách phân bổ giáo viên và triển khai các chương trình đào tạo, tuyển dụng cho phù hợp. Cần có giải pháp tổng thể giảm bệnh thành tích trong giáo dục để đạt mục tiêu “học thật, thi thật, nhân tài thật”, thu hút nhân tài, “học gắn với hành”, khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, từ đào tạo - tuyển dụng - sử dụng nguồn nhân lực...

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và các bộ, ngành liên quan có giải pháp tài chính hỗ trợ giáo viên vùng sâu, vùng xa, giáo viên mầm non, trang bị cơ sở vật chất trường lớp, bổ sung trang thiết bị dạy học đang bị thiếu, xuống cấp, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp từng địa phương.

Cần giảm tình trạng dạy thêm học thêm bằng giải pháp thiết kế chương trình học, cơ chế thi cử, chế độ đãi ngộ giáo viên phù hợp, cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng học dễ thi khó, “học một đằng thi một nẻo”… Sớm công bố phương án kỳ thi THPT Quốc gia năm 2022 phù hợp với tình hình dịch bệnh phức tạp và phương án các năm tiếp theo để giáo viên và học sinh có thời gian chuẩn bị.

Cần có giải pháp để học sinh thích học môn lịch sử, tìm hiểu truyền thống văn hóa, các giá trị tốt đẹp của dân tộc, của cha ông ta. Tăng cường việc dạy và học ngoại ngữ gắn với việc đổi mới và sáng tạo cách dạy, học.

Cần nghiên cứu kỹ vấn đề tự chủ giáo dục, không chậm trễ, không nóng vội, thận trọng, khoa học; Tự chủ về chuyên môn, kinh phí nhưng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Về việc thiếu giáo viên, không thể chỉ nói chung chung, thống kê một cách cơ học. Lãnh đạo các địa phương cần quan tâm việc tổ chức lại các nhà trường, các điểm trường, cơ cấu lại, đào tạo lại đội ngũ giáo viên, đội ngũ phục vụ…; xuống tận cơ sở, sâu sát, quyết liệt để giải quyết các bất cập.

“Trong bối cảnh nguồn lực có hạn, bài toán đặt ra là phải làm sao sử dụng phù hợp nhất, hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất để bất kỳ trẻ em nào trên đất nước ta đến tuổi đi học đều được đến trường, được bảo đảm quyền lợi cao nhất” - Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ tại Hội nghị.

Hà Tĩnh - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội thành lập thêm 06 Tổ tuần tra kiểm soát cơ động mạnh

Để tiếp tục tăng cường kiểm tra xử lý người và phương tiện tham gia giao thông chấp hành nghiêm Chỉ thị số 17, Công điện số 19 của UBND thành phố Hà Nội, đảm bảo giữ vững an ninh trật tự dịp Quốc khánh 2/9, từ ngày 29/8, Công an thành phố Hà Nội triển khai thêm 06 Tổ tuần tra kiểm soát cơ động mạnh nâng tổng số lên 12 tổ.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/con-hien-tuong-benh-thanh-tich-trong-giao-duc-d164906.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com