Xem nhiều

Cuộc chiến chống Covid-19: Để tình thương lan tỏa

22/05/2020 14:48

Kinhte&Xahoi Hơn 60 ngày qua, các thầy thuốc Việt Nam đã nỗ lực, quyết tâm cứu sống bằng được bệnh nhân Covid-19 số 91 (BN91 - nam phi công người Anh) dù chỉ là một hy vọng nhỏ nhất. Khi ngành y tế đang nỗ lực tìm nguồn phổi hiến cho BN91 cũng là lúc những câu chuyện cảm động về người Việt tình nguyện hiến tạng cho BN được nhân lên, lan tỏa.

Cuộc hội chẩn trực tuyến công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng (BN 91) được thực hiện từ nhiều điểm cầu ngày 10/5. Ảnh: Lê Hảo

Cổ tích giữa đời thường

 Những ngày này, cán bộ, nhân viên Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia (ĐPGTQG) luôn trong tình trạng làm việc hết công suất. Điện thoại của Trung tâm reo lên liên tục bởi những cuộc đăng ký hiến tạng cho BN91. Chia sẻ với chúng tôi, Phó Giám đốc Trung tâm ĐPGTQG Nguyễn Hoàng Phúc cho biết, tính đến nay, Trung tâm nhận được 59 trường hợp và tại TP Hồ Chí Minh có 30 trường hợp tình nguyện hiến tạng để cứu BN91. Dù chưa biết tình hình cũng như diễn tiến của BN91 ra sao nhưng những chia sẻ thiện tâm, nghĩa cử cao đẹp của gần 90 người tình nguyện hiến tạng thực sự là nguồn động viên, khích lệ ngành y tế trong việc cứu chữa những bệnh nhân hiểm nghèo, bất kể họ là ai, quốc tịch nào.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm ĐPGTQG, những trường hợp muốn hiến phổi cứu BN91 đều chia sẻ, họ muốn đồng hành cùng nỗ lực của Việt Nam ngăn chặn dịch bệnh và cũng là vì muốn giúp đỡ bệnh nhân trong khả năng của mình. Tất cả xuất phát từ tình tương thân tương ái, phẩm chất tốt đẹp của mỗi người dân Việt Nam từ ngàn đời nay.

Ông Phúc đặc biệt ấn tượng với trường hợp người cựu chiến binh gần 80 tuổi ở Tây Nguyên liên lạc với Trung tâm để hiến một phần lá phổi của mình. Người cựu chiến binh ấy bày tỏ: “Tôi tự hào về ngành y tế Việt Nam, trân quý những nỗ lực hết mình của Đảng, Chính phủ và các chiến sĩ áo trắng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Tôi muốn làm một điều gì đó để góp phần cứu sống bệnh nhân nặng nhất hiện nay là trường hợp phi công người Anh đang điều trị tại Việt Nam”.

Nhân lên những điều tốt đẹp

Thực sự cảm động, trân quý tấm lòng của người phụ nữ 40 tuổi ở Hà Nội, còn khỏe mạnh, có một gia đình hạnh phúc nhưng muốn hiến một phần lá phổi của mình ghép cho BN91 “để tình thương lan tỏa tình thương”. Lời đề nghị xin được hiến phổi khi cuộc sống của chị đang viên mãn khiến Phó Giám đốc Trung tâm ĐPGTQG ngỡ ngàng. Nhưng chị lý giải rất giản đơn: “40 năm qua, tôi đã nhận được nhiều yêu thương, sự giúp đỡ và cả may mắn. Giờ tôi muốn đền đáp lại những ân tình ấy”. Điều đặc biệt hơn, cách đây 5 năm, người phụ nữ này là một trong những người đầu tiên đến Trung tâm đăng ký hiến tạng sau khi qua đời.

Đó còn là những cuộc gọi từ bà con ở nước ngoài, trong đó có một người phụ nữ ở Myanmar cũng đang chờ cơ hội (dự kiến cuối tháng 5) về Việt Nam để hiến tạng. Chị cũng thông báo chiều cao, cân nặng, đặc biệt có cùng nhóm máu với BN91 để nếu thời điểm chị về Việt Nam vẫn còn cơ hội thì sẵn sàng hiến phổi.

Còn nhiều cuộc điện thoại khác đến Trung tâm nói sẵn sàng hiến tạng nếu các chỉ số phù hợp và ủng hộ tài chính ghép phổi cho BN91. Những người hiến tạng đều đã tìm hiểu và họ biết nguyên tắc “vô danh”, “không vụ lợi” trong nghĩa cử này. Mỗi cuộc điện thoại, mỗi tin nhắn gửi tới Trung tâm, đằng sau đó là những câu chuyện xúc động, đầy tình người. Hầu hết mọi người đều muốn giấu danh tính, chỉ tâm niệm muốn chia sẻ những điều tốt đẹp.

Ông Nguyễn Hoàng Phúc chia sẻ, vấn đề ghép phổi cho BN91 phải chờ kết luận cuối cùng của Hội đồng chuyên môn y tế. Tuy nhiên, ưu tiên số một vẫn là tìm người chết não hiến tạng, nếu bệnh nhân có chỉ định ghép phổi. “Dù thế nào đi chăng nữa, tấm lòng của những người tình nguyện hiến phổi vẫn hết sức đáng trân trọng"- ông Phúc nói.

Đến nay, đã có hơn 35.000 người tham gia đăng ký hiến tạng sau khi qua đời. Cứ thế, sự sống tiếp tục hồi sinh. Hơn 35.000 người này cũng như gần 90 người đăng ký hiến tạng cho BN91 đã và đang viết nên dòng chảy văn hóa mới của người Việt, đó là dòng chảy tận hiến. Một dòng chảy mang đến giá trị nhân văn, đạo đức. Đó chính là nguồn sống, tưới tắm, nuôi dưỡng tâm hồn của người con đất Việt.

Phó Giám đốc Trung tâm ĐPGTQG Nguyễn Hoàng Phúc


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nông nghiệp Hà Nội tăng tốc sau dịch Covid-19

Năm 2020, ngành nông nghiệp Thủ đô đặt mục tiêu tăng trưởng trên 4,04%, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của toàn TP. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có quyết tâm cao cùng những giải pháp đúng và trúng.

Trao 100 suất quà cho công nhân khó khăn

Thiết thực triển khai các hoạt động của Tháng Công nhân năm 2020, mới đây, Công đoàn ngành Dệt-May Hà Nội đã tổ chức đợt khảo sát nắm bắt tình hình hoạt động của các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành và trao quà hỗ trợ cho các công nhân lao động khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Link bài gốc http://kinhtedothi.vn/cuoc-chien-chong-covid-19-de-tinh-thuong-lan-toa-384964.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com