Xem nhiều

Hà Nội: Công trình quy mô lớn giữa phố cổ làm hư hỏng nhà dân

20/09/2018 10:58

Kinhte&Xahoi Tường bị nứt toác, sàn gạch bị co kéo vỡ từng mảng, sơn tường bong tróc như vảy cá. Đó là hậu quả của việc xây dựng công trình ngay sát nhà dân của công ty CP Thực phẩm Hà Nội.

Để người dân sống trong sợ hãi!

Nhiều tháng nay, các hộ dân sinh sống tại số nhà 12, 14, 16, 18 phố Cao Thắng và số 5, 7, 9 ngõ 17, phố Hàng Khoai (phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang mất ăn, mất ngủ vì lo nhà…sập. Nguyên cớ của nỗi lo này bắt nguồn từ công trình xây dựng Cửa hàng thương mại dịch vụ Đồng Xuân do công ty Cổ phần Thực phẩm Hà Nội làm chủ đầu tư.

Đây là công trình có quy mô lớn nằm tại số 26 Cao Thắng, nhà thầu thi công là Công ty Cổ phần Xây dựng & Thương mại Phú Thanh Bình. Theo các hộ dân ở khu vực này cho biết, từ khi công trình bắt đầu đào móng thi công, một vài ngôi nhà nằm liền kề với công trình bắt đầu có hiện tượng nứt nẻ. Đáng nói hơn, đỉnh điểm của việc này lại diễn ra trong vài tháng trở lại đây.

Khoảng 3 tháng trước, cụ Nguyễn Thị Vượng 81 tuổi, chủ ngôi nhà số 18 phố Cao Thắng (ngôi nhà nằm sát cạnh công trình xây dựng) phát hiện thấy tường nhà mình xuất hiện nhiều vết rạn nứt chân chim, nền gạch đá hoa bị giằng kéo đến mức nứt toác, phồng rộp, vỡ làm nhiều mảng. Thậm chí lớp sơn tường cũng bị bong tróc như vảy cá.

Nền gạch đá hoa bị giằng kéo đến mức nứt toác, phồng rộp, vỡ làm nhiều mảng

Không giấu nổi sự lo lắng, cụ Vượng cho biết: “Mấy tháng nay người ta thi công công trình rất ầm ĩ, tôi tuổi già sức yếu nên đêm nào cũng bị mất ngủ vì tiếng khoan, tiếng đục inh tai ngay cạnh nhà. Nguy hiểm hơn nữa là nhà tôi giờ đã nứt nẻ khắp nơi, đến sàn gạch cũng bị vỡ từng mảng. Tôi ở nhà mà chỉ lo có ngày nhà sập, chả biết tính mạng sẽ ra sao”.

Lớp sơn tường bị bong tróc do ảnh hưởng của việc xây dựng công trình số 26 Cao Thắng

Cùng chung nỗi lo này, chị Hương trú tại ngôi nhà số 16 Cao Thắng tá hỏa khi thấy tường nhà mình cũng có nhiều vết nứt ngang dọc, chân tường có kẽ hở lớn, bể nước ăn dự trữ bỗng nhiên bị rò hết nước.

Chưa dừng lại ở đó, nhiều người dân còn phản ánh, trong quá trình xây dựng đào hầm, móng của công trình số 26 Cao Thắng đã gây tổn hại như nghiêng nhà, sụt lún, hỏng móng, hỏng sàn nhà, tường nhà, đe dọa đến sự an toàn của tất cả các hộ dân lân cận.

Tường nhà dân gần công trình thương mại dịch vụ Đồng Xuân do công ty Cổ phần Thực phẩm Hà Nội làm chủ đầu tư xuất hiện nhiều vết nứt.

Ngay sau khi phát hiện ngôi nhà bị hư hại bới công trình xây dựng số 26 Cao Thắng, đầu tháng 3/2018, nhiều hộ dân đã gửi đơn tới UBND phường Đồng Xuân, Đội Thanh tra xây dựng phường Đồng Xuân và Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sau đó, chủ đầu tư và đại diện UBND phường Đồng Xuân đã đến các gia đình có nhà bị thiệt hại để kiểm tra và lập biên bản.

Đến ngày 19/4, tại UBND phường Đồng Xuân, các hộ gia đình có nhà bị ảnh hưởng và các bên liên quan đã tiến hành cuộc họp thống nhất phương án xử lý những ảnh hưởng của việc xây dựng công trình số 26 Cao Thắng do Công ty CP Thực phẩm Hà Nội làm chủ đầu tư.

Trong kết luận tại cuộc họp, tất cả những thành viên tham dự cuộc họp và đại diện cho các bên liên quan đã đưa ra thống nhất từng trường hợp cụ thể với các phương án xử lý thích hợp. Trong đó, có trường hợp khẩn cấp có thể gây sập nhà bất cứ lúc nào là nhà số 9, ngõ 17 phố Hàng Khoai (nhà cấp 4 tầng 2).

Hiện tượng nứt gãy của nhà số 9 có thể gây sập toàn bộ chiều dọc tường tiếp giáp với hộ bên phố Cao Thắng và tầng 1 ngõ 17 phố Hàng Khoai. Cũng tại cuộc họp này, các hộ dân cũng thống nhất công trình số 26 Cao Thắng sẽ xây thô xong hoặc đến đầu tháng 8/2018, phải dừng lại để thực hiện việc bù thỏa đáng cho các hộ dân bị ảnh hưởng, sau đó mới được tiếp tục xây dựng.

Phế thải xây dựng chất ngổn ngang liền kề nhà dân gây mất an toàn.


Người dân không đồng tình với kết quả giám định của chủ đầu tư

Trước sự việc trên, PV đã liên hệ làm việc với  cơ quan chức năng và các bên liên quan để làm rõ những khúc mắc của người dân với công ty CP thực phẩm Hà Nội.

Ông Võ Quốc Cường, Thanh tra xây dựng phường Đồng Xuân cho biết, hiện tại phía chủ đầu tư đã liên hệ với những gia đình có nhà bị thiệt hại để lên phương án đền bù. Thế nhưng, phương án đền bù của công ty CP thực phẩm Hà Nội đưa ra không được người dân đồng tình, họ cho rằng số tiền đền bù quá thấp. Dẫn tới việc, người dân tiếp tục khiếu nại tới các cơ quan chức năng.

Ông Cường thông tin, mỗi lần thông báo họp bàn với dân, công ty CP thực phẩm Hà Nội không hề có thông báo bằng văn bản mà chỉ thông báo bằng…mồm nên nhiều hộ dân không tới họp. Dẫn tới tình trạng người dân bức xúc, xảy ra xô sát với công ty.

Cũng theo ông Cường, sau khi xảy ra mâu thuẫn giữa chủ đầu tư với người dân, cơ quan chức năng đã tạm đình chỉ công trình. Thế nhưng việc đình chỉ thi công không hề có văn bản nào của cơ quan chức năng mà chỉ đơn giản là thông báo bằng…mồm. Theo người dân phản ánh, việc thi công công trình vẫn diễn ra hàng ngày.

Đáng nói, mặc dù các hộ dân tại số nhà số 5, 7, 9 ngõ 17, phố Hàng Khoai phản ánh rằng nhà họ cũng bị ảnh hưởng bởi công trình nêu trên nhưng vị cán bộ Thanh tra xây dựng phường Đồng Xuân lại cho rằng những hộ dân ở phố Hàng Khoai cách công trình những 15m “mà cũng đòi bắt đền”!?

Trong một diễn biến khác, ông Chu Việt Cường, Phó Giám đốc công ty Cp thực phẩm Đồng Xuân cho biết, công trình Cửa hàng thương mại dịch vụ Đồng Xuân được UBND quận Hoàn Kiếm cấp phép xây dựng 4 tầng và một tầng hầm.

Ông Cường thừa nhận trong quá trình thi công công trình có gây ảnh hưởng tới các nhà 16 và 18 phố Cao Thắng

“Sau khi có đánh giá bởi trung tâm kiểm định chất lượng công trình, chúng tôi đã làm việc với hai nhà dân nói trên và lên phương án khắc phục nhưng người dân chưa đồng ý”, ông Cường nói

Tuy nhiên về phía người dân lại cho rằng, công ty CP Thực phẩm Hà Nội cùng trung tâm thẩm định chất lượng công trình chưa thẩm định hết hư hại của ngôi nhà. Chủ của ngôi nhà số 18 Cao Thắng cho rằng, ngôi nhà của họ còn có hiện tượng bị nghiêng, thậm chí bị gãy móng nhà nhưng phía thẩm định công trình không hề nhắc tới.

Khi được hỏi về kế hoạch đền bù cho những hộ dẫn có nhà bị ảnh hưởng bởi công trình số 26 Cao Thắng, vị Phó Giám đốc công ty cho hay, sẽ phải tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan chức năng họp bàn với người dân để thống nhất được phương án đền bù.

Thiết nghĩ, việc thi công công trình số 26 Cao Thắng của Công ty CP Thực phẩm Hà Nội gây hư hại nghiêm trọng nhà các hộ dân lân cận là điều không ai mong muốn. Rất mong các bên sẽ tìm được tiếng nói chung để sớm khắc phục, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Hơn lúc nào hết, đây là lúc vai trò, trách nhiệm của UBND phường Đồng Xuân, UBND quận Hoàn Kiếm và các phòng ban chức năng liên quan cần được thể hiện một cách tích cực. Đặc biệt, Công ty Cổ phần Thực phẩm Hà Nội - Chủ đầu tư xây dựng công trình số 26 Cao Thắng phải nghiêm túc xem xét trách nhiệm của mình trong sự việc này.

 

Theo GĐ&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ma túy dạng đá, kẹo: Những cái chết đã được dự báo trước

Thực tế, không phải đến khi sự cố làm 7 người tử vong do nghi do “sốc thuốc” tại đêm nhạc hội điện tử mang cái tên mỹ miều Hành trình tới Mặt trăng (Trip to the Moon), câu chuyện về ma túy dạng ke, kẹo, đá mới lại được chú ý và nhắc đến. Trước đó, không ít những vụ việc tương tự đã xảy ra, cướp đi mạng sống của rất nhiều người.

Dự án BRT ở Hà Nội: Những sai phạm giật mình

Qua thanh tra Hợp phần I - Xe buýt nhanh (BRT) thuộc Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của nhà thầu và chủ đầu tư - Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội gây lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com