Xem nhiều

Ấm áp tình người mùa dịch

29/03/2020 11:10

Kinhte&Xahoi Những ngày này, cả thế giới đang đảo lộn, thay đổi bởi cơn đại dịch càn quét. Trước đó có nằm mơ chúng ta cũng không thể ngờ, bảng xếp hạng các cường quốc hàng đầu thế giới mỗi ngày, không còn tranh giành ngôi vị ở bất kì thứ bậc gì cao sang. Mà lại là xếp hạng số ca nhiễm bệnh và tử vong nước nào nhiều nhất vì Covid-19… Trung Quốc, Ý, Mỹ, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Thụy Sĩ,…

Ảnh minh họa

Còn người là còn của

Những cường quốc lớn mạnh, những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới, giờ đây… đều khác. Người dân bắt đầu hoảng loạn, “biết sợ” khi đã dần thấm thía cơn lạnh buốt của virus đến từ Corona. Từng cường quốc một, lặng lẽ xếp mình vào danh sách dài các quốc gia đứng đầu về số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19…

Chúng ta đau đớn cảm nhận sự bất lực khi bác sĩ tại Ý “bật khóc” ưu tiên điều trị cho người trẻ có cơ hội sống cao hơn, đặt bệnh nhân nằm sấp để họ dễ thở hơn những phút cuối cùng trên cõi đời, khi phổi đã hoàn toàn... không thể cứu chữa. Hay từng đoàn xe chở quan tài đến nơi hoả táng, xếp lớp đến rợn người. Tất cả đều đau thương, buồn bã và ám ảnh.

Chỉ vài ngày trước, 12 giờ đêm, Bộ Y tế khẩn cấp thông báo ca nhiễm mới, lại một đêm người dân Việt mất ngủ. Hôm nay, số ca nhiễm đã vượt ngưỡng 100 rất nhiều. Mặt bằng trả hàng loạt, doanh nghiệp tạm đóng cửa, kinh doanh ế ẩm, rất nhiều ngành điêu đứng, lao động mất việc làm hoặc cho tạm nghỉ cầm chừng không lương. Kinh tế ảm đạm, mọi thứ sẽ ngày càng khó khăn hơn nữa với người Việt ta. 

Thế nhưng, người Việt vốn vô cùng kì lạ, khi “hoạn nạn”, thiên tai, địch họa là luôn đồng lòng, hết lòng hết dạ chung tay bước vào “cuộc chiến”. Chính vì nghĩa cử ấy, Việt Nam đã trở thành một điểm sáng giữa thế giới toàn là một màu tối đen của đại dịch. Hàng triệu người Việt có lý do để tin tưởng, chờ mong và nhìn về Tổ quốc từ sớm từ xa.

Bởi thế, lượng người từ châu Âu về Việt Nam trong những ngày vừa qua tăng mạnh đến gần 10.000 người, dẫn đến số ca nhiễm bệnh cũng tăng nhanh … PGS.TS Nguyễn Huy Nga chỉ rõ: Thời gian vừa qua những thông tin về một số quốc gia ở châu Âu đang lên kế hoạch áp dụng chiến thuật “miễn dịch cộng đồng” trong thời gian chờ vắc xin.

Tôi Bảo vệ quan điểm là phải chủ động phòng chống, bao vây, cô lập nguồn bệnh và trân quý từng sinh mạng của người dân, dẫu đó là người già hay trẻ, khỏe hay ốm đau, thậm chí những người đang mang bệnh hiểm nghèo. Như cha ông ta đã từng dạy: “Còn người là còn của” và tôi tin hầu hết công dân nước ta đều ủng hộ quan điểm này.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay, có thể nói chúng ta đang ở cuối “giai đoạn vàng”, kề cận giai đoạn cam go, quyết liệt hơn, nếu không nói là “một mất, một còn”. Vì cho đến thời điểm này vẫn chưa có một chùm ca bệnh điển hình cho sự bùng phát cộng đồng, mà chủ yếu là các ca nhập cảnh hoặc đã được đưa cách ly tập trung, hoặc phát hiện sớm.

Tuy nhiên, sẽ có nhiều người nhập cảnh vào Việt Nam mang trong mình virus của bệnh dịch. Những người đó sớm muộn cũng có thể lọt vào cộng đồng và làm mầm mống cho sự bùng phát cộng đồng.

Hiện tại chúng ta đã có quyết định rất dũng cảm là đóng cửa nhập cảnh, ngưng mọi hoạt động cộng đồng đông người để ngăn ngừa sự phát tán của virus. Nếu chúng ta quyết liệt cầm cự, khống chế bùng phát cộng đồng được đến cuối tháng tư thì chúng ta sẽ thắng.

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc” đang lên cao, từ lãnh đạo cho đến người dân thường, chưa hề có sự hoảng loạn và đang tuyệt đối tin tưởng vào sự chèo lái của các cấp chính quyền và sự chuyên nghiệp của ngành Y tế, có thể nói thời gian này là cơ hội quý giá để chúng ta chặn đứng sự lây lan rộng trong cộng đồng.

“Thế giới nhỏ bé như một cái làng”

Không ít người nước ngoài trở về sau 14 ngày cách ly đã xúc động bày tỏ: Cho đến nay, có thể nói Việt Nam đã rất thành công và tuyệt vời trong suốt thời gian dài chống chọi trước bệnh dịch. Tôi may mắn được ở Việt Nam, một đất nước xinh đẹp, nơi Chính phủ tập trung vào việc chăm sóc người dân và người nước ngoài sống ở Việt Nam trong bối cảnh này. Cảm ơn Việt Nam!

Trên trang cá nhân, GS Ngô Bảo Châu cũng chia sẻ: Tôi cũng nhận thấy tất rõ sự khác nhau trong sự cảnh giác đối với nguy cơ này ở Việt Nam so với các nước phát triển và giàu có hơn nhiều như Pháp và Mỹ. Ở Mỹ, trong nửa đầu tháng 3, Tổng thống Trump và chính quyền liên bang, ít nhất trên truyền thông, rất coi thường rủi ro do bệnh dịch này gây ra. 

Tôi tới Pháp ngày 10/3. Đến tối 12/3, Tổng thống Macron có phát biểu trên TV về tình trạng khẩn cấp do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Ông nói những ngày trước đó ông đã thành lập Ủy ban tư vấn về bệnh dịch để đi đến quyết định phải đóng cửa tất cả các trường học.

Trong khi đó, bầu cử địa phương vào ngày 15/3 thì vẫn phải duy trì. Điều đó cho thấy bầu cử vẫn quan trọng hơn nguy cơ lây lan của Covid trong đầu Tổng thống Macron vào thời điểm đó. Hẳn vì quá lo lắng cho bầu cử mà Macron chỉ lập hội đồng tư vấn về dịch Covid-19 vài ngày trước ngày 15/3.

Vì công việc của cộng đồng Toán học, tôi có đến gặp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vào tháng 1/2020. Tuy thế qua câu chuyện ngoài lề, tôi hiểu đầu óc anh Đam đang để ở chỗ khác. Ngay từ lúc đó, Chính phủ Việt Nam đã căng mình chuẩn bị đối phó với rủi ro gây ra bởi Covid-19.

Giống như anh bạn nhắn nhủ không quen biết này, tôi chỉ biết bày tỏ sự cảm phục và lòng biết ơn với Chính phủ Việt Nam, người dân Việt Nam và đặc biệt là đội ngũ y, bác sĩ, những người đang ở tuyến đầu, đang không quản vất vả, nguy hiểm cho chính mình, để đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sự an toàn cho người dân Việt Nam, bao nhiêu người thân thiết, trong đó có bố mẹ tôi...

Không ai ép ai viết những dòng xúc động trong khu cách ly khi họ được chăm sóc tận tình cả thái độ, trách nhiệm và đồ ăn, thức uống. Không ai ép ai để đêm đêm, ngày ngày, nhiều người tìm cách may hàng trăm, hàng ngàn khẩu trang rồi phát không cho cộng đồng.

Không ai ép được sự tình nguyện của hàng trăm, hàng ngàn sinh viên trường y, của nhiều lực lượng tiên phong nơi đầu chiến tuyến chống dịch để hợp sức ngăn dịch từ sân bay, ga tàu, bến xe, khu dân cư. Không ai ép được các doanh nhân, nhà hảo tâm, doanh nghiệp, từng cá nhân đóng góp giúp Chính phủ nhiều tỉ đồng, từ tin nhắn ủng hộ 20 ngàn đồng đến hàng chục tỉ, tất cả là sự tình nguyện cao cả để chống dịch.

Có ai ép đâu mà chúng ta bật khóc trước những hình ảnh xúc động của những ngày chống dịch này. Có ai ép đâu mà chúng ta lo lắng, bần thần trước những con số rủi ro của cộng đồng khi ai đó được báo tin dương tính.

Không ai ép được tình cảm của ai nhưng mỗi người có thể lan toả, khơi gợi, sưởi ấm, nâng niu, tưới mát tình người cho mọi người. Có dịch bệnh Covid-19 hay không, việc giúp đỡ người khác là rất quan trọng, nhà văn Nguyễn Quang Vinh xúc động bày tỏ…

Dưới góc nhìn dân số, GS Nguyễn Đình Cử chỉ rõ: Dịch bùng phát ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Thế giới đã gần 8 tỷ người. Thông điệp Covid-19 nói rằng: Quy mô dân số đã quá lớn. Hơn nữa, thế giới đang trong quá trình xã hội đặc sắc nhất, đó là già hoá nhanh chóng, nhất là các nước phát triển. Nhiều nước đã ở ngưỡng siêu già. Dự báo, đến năm 2050, thế giới có 2 tỷ người cao tuổi, thừa tiêu chuẩn là “thế giới già nua”.

Thống kê 44.000 người nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc, người ta thấy khoảng 90% người 60 tuổi trở lên. Những  người tử vong do Covid- 19 ở Ý có tuổi trung bình là 81!  Covid-19 đánh thẳng vào người cao tuổi. Thông điệp mà nó muốn gửi đi: Hãy chú ý đến già hoá nhanh và các quốc gia cần thích ứng với già hoá dân số.

Chỉ vài ba tháng, Covid đã lan truyền đến 196 nước và vùng lãnh thổ, gần như là mọi nơi trên thế giới. Thông điệp mà nó mang theo là: Di cư quốc tế vô cùng sôi động và mạnh mẽ, rằng thế giới nhỏ bé như một cái làng. Cháy nhà hàng xóm không “bình chân như vại” được nữa. Di cư vừa là cơ hội, vừa là thách thức.

Đến ngày 24/3/2020, 25 nước đứng đầu về số người nhiễm Covid-19, trừ Trung Quốc là nước khởi phát, các nước còn lại đều là các quốc gia phát triển bậc nhất, như: Anh, Pháp, Đức, Ý, Mỹ, Bỉ, Thụy Sĩ,... Vì sao vậy? 

Theo GS Nguyễn Đình Cử: Một nhân viên y tế bị mắc Covid-19 không phải là thảm họa. Khác với thời dịch SARS khi mà một số thầy thuốc đã hy sinh, cơ hội điều trị khỏi bệnh nhân Covid-19 là rất cao. Và chúng tôi tin tưởng rằng đồng nghiệp của chúng tôi sẽ sớm khỏe mạnh và quay trở lại đội ngũ những chiến sĩ áo trắng. Các thầy thuốc chắc chắn sẽ không chùn bước trước dịch bệnh. Họ sẽ luôn có mặt ở đó - ở tuyến đầu trong cuộc chiến sinh tử hôm nay.


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chủ mặt bằng ở TP Vũng Tàu giảm giá thuê, chia sẻ khó khăn mùa dịch Covid-19

Trước ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 tới thu nhập của người dân, nhiều chủ nhà trọ, chủ kinh doanh mặt bằng trên địa bàn TP VũngTàu đã chủ động giảm giá cho khách thuê từ 30 - 50%, tùy theo từng tháng. Những sẻ chia, cảm thông ấy làm ấm lòng biết bao người giữa những lo toan mùa dịch bệnh.

Nhà Mộc bán lúa

Vì chuyện gạo cơm, nhà Mộc cãi nhau um sùm. Cũng may nhờ thanh niên hàng xóm có học nên Mộc mới sáng ra nhiều chuyện.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/thoi-luan/am-ap-tinh-nguoi-mua-dich-d120482.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com