Xem nhiều

Gia tăng “tín dụng đen” trong mùa dịch

06/12/2021 07:41

Kinhte&Xahoi Lợi dụng nhu cầu cần vay tiền để trang trải cuộc sống của nhiều người dân, nhất là người lao động có hoàn cảnh khó khăn trong thời điểm dịch bệnh, các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” đã tìm mọi cách đưa người lao động thu nhập thấp, công nhân, thanh thiếu niên… vào bẫy.

“Sập bẫy” tín dụng đen

 Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tình trạng tạm dừng kinh doanh, kinh doanh không có lãi; Nợ lương, mất việc làm, giảm thu nhập khiến nhu cầu vay tiền để phục vụ sinh hoạt, kinh doanh tăng cao. Lợi dụng điều này, các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” tìm mọi cách đưa người lao động thu nhập thấp, công nhân, thanh thiếu niên… vào bẫy.

Anh V.K.T (ở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ: "Năm trước, gia đình tôi có ý định vay vốn để kinh doanh nhưng hai vợ chồng tôi đều là lao động tự do rất khó làm thủ tục vay ngân hàng. Tôi đã liều tìm đến một trang web vay online. Trước thời điểm có dịch COVID-19, việc kinh doanh thuận lợi, mỗi ngày kiếm được tiền triệu nên việc trả lãi cũng không khó khăn gì. Khi có dịch COVID-19 bùng phát, hàng quán bán không đủ tiền trả lãi mỗi ngày. Sau 6 tháng từ khoản nợ 500 triệu đồng, giờ bị tính lãi lên đến 740 triệu đồng.

“Mỗi ngày, cứ mở mắt ra nghĩ đến khoản tiền nợ là tôi như ngồi trên đống lửa. Chả biết tình hình này kéo dài đến bao giờ”, anh T buồn bã nói.

Cũng giống như anh V.K.T, nhiều người lỡ rơi vào bẫy “tín dụng đen” đã tán gia bại sản vì khoản lãi khổng lồ cộng dồn mỗi ngày. Có trường hợp, một số đối tượng cho vay với lãi suất 100%/năm, thậm chí có nơi lên tới 300%/năm.

Nhiều người lỡ rơi vào bẫy “tín dụng đen” đã tán gia bại sản vì khoản lãi khổng lồ được cộng dồn mỗi ngày

Hiện nay, các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” chuyển hướng lợi dụng công nghệ, mạng xã hội… mời chào, dụ dỗ người vay tiền. Chúng lập các doanh nghiệp núp bóng, cho vay trực tuyến, vay qua ứng dụng hoặc lập các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook)… để len lỏi, tiếp cận, mời chào.

Thủ đoạn của chúng là quảng cáo không cần thế chấp tài sản, chỉ cần giấy tờ tùy thân, giải ngân ngay qua tài khoản ngân hàng… nhưng thu thêm nhiều khoản phí, tiền phạt trái pháp luật (thực chất là để lách số tiền lãi vượt ngưỡng theo quy định của pháp luật). Ngoài ra, các đối tượng còn lập các hợp đồng mua bán, giao nhận tiền, tài sản khống; Ép người đi vay thực hiện khống các hành vi vi phạm pháp luật nhằm gây bất lợi về pháp lý cho người vay...

Theo cơ quan chức năng, các đối tượng sử dụng nhiều ứng dụng không rõ nguồn gốc, thường xuyên thay đổi tên hoặc để ẩn thông tin nhằm tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng. Khách hàng cài đặt ứng dụng vay và để lại thông tin cá nhân sẽ có đối tượng liên hệ, mời chào vay tiền và cài đặt các ứng dụng vay khác.

Các ứng dụng này có khả năng truy cập thu thập danh bạ, lịch sử tin nhắn, cuộc gọi, thông tin tài khoản mạng xã hội… của người vay để sử dụng khi đòi nợ hoặc cho những mục đích trái pháp luật khác.

Đáng nói, từ ngày 1/1/2021, ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã bị cấm hoạt động. Tuy nhiên, một số hoạt động núp bóng dưới danh nghĩa các công ty bảo vệ, tư vấn luật, mua bán nợ, ủy quyền đòi nợ; Sử dụng nhân viên của các công ty đòi nợ trước đây để liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở cho vay hoặc cho đối tác thuê nhân viên để đòi nợ.

Nổi lên tình trạng gây sức ép đòi nợ bằng cách gọi điện, nhắn tin giả danh các cơ quan bảo vệ pháp luật để đe dọa hoặc sử dụng thông tin cá nhân, danh bạ, tài khoản mạng xã hội của người đi vay… để bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, phát tán cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp người đi vay.

Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, tại một số địa phương liên tiếp xảy ra một số vụ án giết người, đe dọa giết người, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản, cướp, cướp giật… có nguyên nhân từ “tín dụng đen” do các đối tượng, băng nhóm tội phạm thực hiện, gây bức xúc dư luận.

Từng bước đẩy lùi "tín dụng đen"

 Thiếu tướng Trần Ngọc Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) cho biết: Trong năm thứ hai thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/4/2019 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen", hiệu quả các mặt công tác quản lý Nhà nước theo chức năng của lực lượng công an từng bước được nâng cao.

Hoạt động kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, kinh doanh tài chính được duy trì thường xuyên.

Hoạt động "tín dụng đen" ngày càng tinh vi và phức tạp

Trong năm thứ hai thực hiện Chỉ thị 12, lực lượng Công an đã tiếp nhận, phát hiện 1.047 vụ với 1.718 đối tượng, đã khởi tố 554 vụ với 990 bị can; Xử phạt hành chính 375 vụ với 593 đối tượng; Riêng về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự đã phát hiện, tiếp nhận 539 vụ với 884 đối tượng (51,48%) trong đó đã khởi tố 314 vụ với 541 bị can; Xử phạt hành chính 153 vụ với 249 đối tượng.

“Mới đây, chúng tôi đã triệt phá một đường dây cho vay lãi nặng do đối tượng người Hải Phòng cầm đầu, hoạt động tại TP HCM. Đối tượng này cho vay với lãi suất cao nhất lên tới 1.700%/năm. Có một nạn nhân vay của nhóm đối tượng này 16,2 tỷ đồng, đã trả hơn 20 tỷ đồng nhưng giờ vẫn nợ hơn 11 tỷ đồng nữa”, Thiếu tướng Trần Ngọc Hà thông tin.

Theo Thiếu tướng Trần Ngọc Hà, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tội phạm "tín dụng đen" như nguồn thu từ hoạt động này quá lớn; Tình trạng tạm dừng kinh doanh, kinh doanh không có lãi; Nợ lương, mất việc làm, giảm thu nhập khiến nhu cầu vay tiền để phục vụ sinh hoạt, kinh doanh tăng cao.

Cùng với đó, một bộ phận không nhỏ thanh niên còn có nhu cầu vay tiền để phục vụ tiêu xài cá nhân hoặc thậm chí sử dụng cho các mục đích vi phạm pháp luật như ma túy, cờ bạc...

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhất là đợt bùng phát lần thứ 4 vừa qua đã đẩy nhiều người lâm vào hoàn cảnh khó khăn, càng làm cho tình hình “tín dụng đen” trở nên căng thẳng hơn.

Cũng theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, một trong những giải pháp để giảm “tín dụng đen” là các tổ chức tín dụng cần ưu tiên tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa; Đồng thời phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng thuận lợi, phù hợp với mọi tầng lớp Nhân dân; Đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19, thiên tai, dịch bệnh hoặc khi người dân gặp khó khăn.

Đặc biệt, các tổ chức tín dụng cần giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất hợp lý; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, cải tiến quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay… như vậy mới có thể đẩy lùi “tín dụng đen”.

Thanh Hà - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bình Dương hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030.

Xuất khẩu thuỷ sản chạm mốc 8 tỷ USD

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu (XK) thuỷ sản nửa đầu tháng 11-2021 hồi phục với mức tăng trưởng 24%, ước tính cả tháng 11, XK đạt khoảng 875 triệu USD, tăng 18%. Theo đó, đến cuối tháng 11/2021, XK thuỷ sản ước đạt gần 8 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2020.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/gia-tang-tin-dung-den-trong-mua-dich-184804.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com