Xem nhiều

Ngày 16/8, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) đã công bố kết quả chào bán trái phiếu riêng lẻ lần 5/2021.

Theo đó, Phát Đạt đã huy động thành công thêm 200 tỷ đồng qua việc phát hành 2.000 trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu.

Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng từ, có tài sản đảm bảo với kỳ hạn 2 năm, lãi suất 13%/năm. Ngày phát hành là 11/8/2021 và ngày đáo hạn là 11/8/2023.

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR)

Theo công bố, đợt phát hành này có 4 nhà đầu tư trong nước (ba cá nhân, một tổ chức) và 3 nhà đầu tư nước ngoài (đều là tổ chức) mua hết khối lượng trái phiếu phát hành của Phát Đạt.

Tổng số tiền dự kiến huy động được là 200 tỷ đồng sẽ được sử dụng để tài trợ vốn cho các công ty con để thực hiện dự án Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp Bình Dương (dự án Astral City) và dự án Hạ tầng kỹ thuật nội bộ khu I (Khu Cổ Đại) ở TP HCM, dự kiến sử dụng trong năm 2021.

Kể từ đầu năm 2021 đến nay, Phát Đạt đã liên tiếp phát hành thành công nhiều đợt trái phiếu với số tiền thu về hàng trăm tỷ đồng nhờ các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán mua mạnh lượng trái phiếu được bán ra, với lãi suất khá cao so với mặt bằng chung của thị trường.

So với mặt bằng lãi suất của nhiều đợt phát hành trái phiếu của các công ty cùng ngành bất động sản phát hành cùng thời điểm với Phát Đạt, thì mức lãi suất 13%/năm mà công ty phải trả cho nhà đầu tư là cao nhất trên thị trường.

Trong giai đoạn tháng 4/2021 đến nay, Phát Đạt đã huy động gần 500 tỷ đồng từ kênh trái phiếu. Trước đó, năm 2020, Phát Đạt đã phát hành trái phiếu nhiều lần, tổng cộng trị giá hơn 500 tỷ đồng.

Hiện nay, bất động sản được ngân hàng xếp vào loại rủi ro nên tín dụng cấp vào lĩnh vực này đang bị siết chặt. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn đang tích cực gọi vốn bằng trái phiếu với mức lãi suất cao hơn đáng kể so với bình quân thị trường.

Ông Nguyễn Hoàng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính) mới đây đã lưu ý về việc cùng với xu hướng dịch chuyển vốn huy động từ kênh tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu, trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn những rủi ro tiềm ẩn cho bản thân doanh nghiệp, nhà đầu tư và thị trường.

Cụ thể, về phía doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp, việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ.

Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp phát hành khối lượng lớn trái phiếu, lãi suất cao, nhưng sử dụng vốn không hiệu quả hoặc tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, hoặc lĩnh vực hoạt động gặp khó khăn, dẫn đến việc không hoàn trả được gốc và lãi trái phiếu cho nhà đầu tư sẽ gây bất ổn cho thị trường trái phiếu nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

Trên cơ sở đó, đối với các doanh nghiệp phát hành, việc phát hành trái phiếu phải gắn với dòng tiền và tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng trả các khoản nợ đến hạn, trong đó có trả nợ lãi, gốc trái phiếu.

Ông Nguyễn Văn Đạt – Chủ tịch Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt. (Ảnh: PDR)

Ngoài ra, khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp cần phải tuân thủ quy định của pháp luật, công bố công khai thông tin cho nhà đầu tư về tình hình tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, điều kiện, điều khoản của trái phiếu, các cam kết kèm theo, sử dụng vốn đúng mục đích nêu trong phương án phát hành.

Về phía nhà đầu tư mua trái phiếu, pháp luật đã quy định nhà đầu tư tự đánh giá rủi ro và tự chịu trách nhiệm về việc mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Theo đó, pháp luật quy định chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là đối tượng được mua và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để bảo vệ các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, không có kinh nghiệm, khả năng phân tích, đánh giá các rủi ro khi mua.

“Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần hết sức lưu ý là lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao, do đó phải hết sức thận trọng đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu”, Vụ phó Vụ Tài chính ngân hàng khuyến nghị.

Mặt khác, nhà đầu tư cần yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu, các tổ chức môi giới cung cấp đầy đủ các thông tin gồm trái phiếu do doanh nghiệp nào phát hành, mục đích phát hành, có tài sản đảm bảo hay không có tài sản đảm bảo, kỳ hạn phát hành và phương thức trả nợ gốc, lãi và đặc biệt là tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

Cùng với đó, nhà đầu tư đặc biệt lưu ý không mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ như công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu...

Về tình hình kinh doanh của Phát Đạt, trong 6 tháng đầu năm 2021, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.124 tỷ đồng, giảm 4,9% so với nửa đầu năm ngoái.

Trong kỳ, chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp của Phát Đạt tăng cao, trong khi chi phí bán hàng giảm sâu là những nguyên nhân chính khiến lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2021 tăng tới 80% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 502 tỷ đồng.

Tại thời điểm ngày 30/6/2021, tổng tài sản của Phát Đạt ghi nhận ở mức 18.717 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Đáng chú ý, khoản mục hàng tồn kho đã chiếm phần lớn cơ cấu tài sản của doanh nghiệp này với 12.016 tỷ đồng.

Hàng tồn kho của Phát Đạt tập trung ở các dự án The EverRich 2 (3.603 tỷ đồng), Khu du lịch Bến Thành - Long Hải (1.988,7 tỷ đồng), Bình Dương Tower (1.595 tỷ đồng), Phước Hải (1.372 tỷ đồng), Khu đô thị sinh thái Nhơn Hội (1.173 tỷ đồng), The EverRich 3 (876 tỷ đồng), Dự án Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp Bình Dương, Dự án Khu Dân cư Làng nghề và Trung tâm xã Hàm Ninh…

Theo đánh giá của giới chuyên gia, tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối quan ngại ít nhiều với nhà đầu tư, do tính chất tồn lâu, chôn vốn, chi phí phát sinh.

Cũng tại thời điểm ngày 30/6/2021, tổng nợ phải trả của Phát Đạt ở mức 11.647 tỷ đồng, tăng khoảng 1.200 tỷ đồng so với đầu năm, vượt hơn 4.500 tỷ đồng so với vốn chủ sở hữu (7.070 tỷ đồng).

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu là hai nguồn vốn cơ bản để tài trợ vốn cho hoạt động của một doanh nghiệp. Về nguyên tắc, hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn của doanh nghiệp càng lớn.

Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên họ có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao.

Hậu Lộc - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Châu Âu “chuộng” ngao hấp, luộc của Việt Nam

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu lớn nhất nhuyễn thể hai mảnh vỏ (ngao chiếm tỷ trọng cao nhất) của Việt Nam, chiếm 60% tổng xuất khẩu sản phẩm này của cả nước.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/khoi-no-cua-bat-dong-san-phat-dat-pdr-phinh-to-them-173934.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com