Xem nhiều

Nỗi lòng của giáo viên vùng cao khi nói về 2 chữ "thưởng Tết"

10/01/2024 14:49

Kinhte&Xahoi Hiểu được nỗi lòng của giáo viên (GV) mỗi khi Tết đến Xuân về, có trường học đã cố gắng tiết kiệm để cuối năm có khoản dôi dư để thưởng cho GV ấm lòng.

Thưởng Tết được xem như là lương tháng 13 nhưng không mang tính chất bắt buộc. Đây là khoản tiền chia thu nhập tăng thêm trong chi thường xuyên, thường tất toán trước Tết Nguyên đán nên được hiểu là thưởng Tết. Vì vậy, giáo viên (GV) được nhận lương tháng 13 trong dịp Tết hay không sẽ tùy vào mỗi cơ sở giáo dục.

 Bức tranh thưởng Tết nhiều màu sắc

Một thực tế không thể phủ nhận, GV vùng nào cũng muốn có chút quà Tết, nhất là khoản thưởng Tết để chi tiêu vào các thứ. Tuy nhiên, bức tranh chi thu nhập tăng thêm cho GV cũng có nhiều màu sắc khác nhau vì hết năm, nếu cân đối được kinh phí mà còn dư, các nhà trường chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức, nhân viên của nhà trường, còn không, GV ngậm ngùi khi nói về vấn đề này.

Cho rằng, nhà trường không phải là đơn vị kinh doanh nên không có thưởng Tết. Theo thầy Nguyễn Thế Tài - Hiệu trưởng trường TH&THCS Cao Sơn (Bá Thước, Thanh Hóa, vào dịp Tết, nhà trường thường có hỗ trợ, trợ cấp cho cán bộ, GV và học sinh phần nào đó. Trường nào thu chi cân đối thì sẽ có thưởng Tết.

Đối với trường Cao Sơn,  theo quy chế chi tiêu nội bộ thì thưởng cho cán bộ, GV từ 300 – 500 nghìn đồng. Thầy Tài cho biết, Tết dương thì tất nhiên GV không có khoản thưởng gì, còn năm nay Tết Âm lịch, nhà trường sẽ cân đối các khoản thu chi để thưởng từ 300 – 500 nghìn đồng. Bên cạnh đó, nhà trường sẽ chọn lọc khoảng 12 học sinh nghèo vượt khó và trợ cấp cho các em khoảng 300 nghìn đồng/em.

Trường TH&THCS Cao Sơn thưởng cho cán bộ, GV từ 300 – 500 nghìn đồng vào dịp Tết.

Cô T. Q – một GV tại Văn Chấn, Yên Bái bày tỏ, khi năm Dương lịch kết thúc đồng nghĩa với việc kết thúc một năm tài chính đối với các trường học. Kinh phí hoạt động một năm của nhà trường vừa đủ hay thừa về cơ bản lãnh đạo, kế toán nhà trường đã biết nhưng phần lớn vẫn nằm trong vòng bí mật.

Về thưởng Tết, cô T.Q cho biết, hằng năm, có trường có, trường không, trường có nhiều, trường có ít. Thường ở các tỉnh vùng cao, vùng khó khăn như cô Q thì thưởng Tết sẽ không có, nếu có thì đó chỉ là cân gạo, chai dầu ăn hay chai nước mắm… để động viên những người trong ngành. Nhiều trường học mặc dù cấp trên cho chi thu nhập tăng thêm nhưng hiệu trưởng và kế toán nhà trường rất “khéo” chi, nên các khoản chi trong năm vừa đủ với khoản thu đầu năm hoặc chỉ thừa chút đỉnh để có phần quà tượng trưng nên GV cứ ngậm ngùi chờ đợi từ năm này sang năm khác.

“Giá như” – đó là hai từ mà cô Q chia sẻ. “Năm nào cũng vậy, chúng tôi đều ngậm ngùi mong ngóng thưởng Tết, dù vài trăm nghìn cũng gọi là thưởng Tết khiến cán bộ, GV vui rồi” – cô T.Q nói. Theo cô Q, chắc rằng không chỉ cô hy vọng có khoản thưởng Tết mà những GV từ thành thị đến nông thôn hay vùng cao, vùng khó cũng vậy để dăm ba ngày tết đậm đà hương vị.

Lương tháng 13, mỹ từ đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bao người mơ về một cái Tết đủ đầy hơn, về khoản tiền mừng tuổi đấng sinh thành, con, cháu hay sắm sửa được nhiều thứ trong nhà.

Tết đến, trăm thứ phải sắm, phải mua, nhiều GV chia sẻ rằng họ mong muốn có khoản gọi là thưởng Tết để lo toan mọi việc dù ít hay nhiều. Vậy mà câu chuyện được nhắc đi nhắc lại mỗi năm vẫn không biến chuyển gì, có nơi GV được thưởng vài triệu nhưng cũng có nơi GV ngậm ngùi bằng lòng với khoản thưởng Tết ngót nghét… vài trăm nghìn đồng cũng phấn khởi.

Năm 2024, giáo viên có quy định được thưởng Tết ?

Thưởng Tết sẽ có sự khác biệt giữa GV làm việc theo hợp đồng, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo ngoài công lập với các GV giảng dạy ở các cơ sở đào tạo công lập.

Ở các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, không có bất kỳ quy định nào thưởng Tết Dương lịch, Âm lịch hay lương "tháng 13" cho GV.

Cụ thể, đối với GV làm việc theo hợp đồng lao động, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo ngoài công lập, căn cứ khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động, các trường học được quyết định có thưởng Tết giáo viên hay không. Mức thưởng thế nào dựa trên mức độ hoàn thành công việc và kết quả kinh doanh của trường.

GV giảng dạy trong các cơ sở đào tạo công lập, thì trường học không bắt buộc phải thưởng Tết cho GV hợp đồng. Riêng với viên chức, theo khoản 2 Điều 3 Luật Viên chức năm 2010, viên chức được hưởng tiền thưởng theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đồng thời, căn cứ tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương, quỹ tiền thưởng của viên chức sẽ bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp. Do đó, tiền thưởng của viên chức sẽ được bổ sung vào cơ cấu tiền lương nếu thực hiện cải cách tiền lương.

Tuy nhiên, quỹ tiền thưởng của viên chức theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 hiện chưa được triển khai. Do đó, GV là viên chức sẽ không được thưởng Tết. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật chưa quy định về lương "tháng 13" cho GV.

Vậy nên, ở các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, không có bất kỳ quy định nào thưởng Tết Dương lịch, Âm lịch hay lương "tháng 13" cho GV. Trong trường hợp GV đồng ý trực Tết thì sẽ được hưởng tiền làm thêm giờ theo quy định tại khoản 2, Điều 12 Luật Viên chức.

Hoa Tiên - Pháp luật Plus

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên

Xác định cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm hướng tới phát triển bền vững là nhiệm vụ trọng tâm nên từ năm 2014 đến nay, hằng năm, Chính phủ ban hành Nghị quyết về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với các mục tiêu, giải pháp cụ thể, bám sát hệ thống chỉ số xếp hạng của các tổ chức quốc tế có uy tín.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/giao-duc/noi-long-cua-giao-vien-vung-cao-khi-noi-ve-2-chu-thuong-tet-d203195.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com