Xem nhiều

Bắc Giang: Nhiều quả đồi bị san phẳng vì khai thác đất trái phép

12/12/2018 09:28

Kinhte&Xahoi Không có giấy phép khai thác khoáng sản, san gạt mặt bằng, hạ thấp độ cao, nhưng nhiều đối tượng vẫn ngang nhiên san phẳng từng quả đồi để múc đất giữa “thanh thiên, bạch nhật".

Có mặt tại 2 xã Tiên Lục và Tân Thanh (huyện Lạng Giang), phóng viên đã “mục sở thị” cảnh tan hoang bởi nhiều quả đồi tại đây đã bị san phẳng. Song song với đó là những đoàn xe tải ba chân, bốn chân rầm rập nối đuôi nhau đứng chờ đến lượt vào chở đất mang đi tiêu thụ.

Cảnh khai thác đất trái phép tại thôn Giữa, xã Tiên Lục.

Tại thôn Giữa, xã Tiên Lục hơn một quả đồi đã bị san phẳng bởi 4 chiếc máy xúc hoạt động hết công suất. Theo tìm hiểu của phóng viên, việc khai thác này đã diễn ra được hơn một tháng nay do nhiều chủ đất đứng đằng sau. Trong đó có một người tên thường gọi là: “Thắng mắt ma” thường xuyên có mặt tại địa điểm khai thác đất này.

Lần theo các xe chở đất, phóng viên phát hiện điểm đến chủ yếu của các xe này là Nhà máy gạch Đại Lục (cách đó chừng 5 km). Một phần ít được đem đi đổ làm đường. Ước tính, đến nay đã có đến hàng chục nghìn khối đất bị đem đi bán, để thu lợi bất chính.

Cách đó chừng hơn 1km là một điểm khai thác đất trái phép khác thuộc thôn Mải Hạ, xã Tân Thanh. Điểm khai thác này không kém cạnh về quy mô và tang hoang, mà còn có phần khủng khiếp hơn các điểm khai thác khác trên địa bàn. 


Cảnh hoang tàn tại điểm khai thác đất trái phép thuộc địa bàn xã Tân Thanh.

 

Theo ghi nhận của chúng tôi gần 3 quả đồi của 2 hộ gia đình ông Tân, ông Tĩnh (người dân của thôn) đã bị san phẳng. Hiện trường đang bị khoét sâu vào tận phía trong của dãy nhà. Điểm đến của từng đoàn xe chở đất là một nhà máy gạch đóng tại địa phương. Ước tính cũng có hàng chục nghìn khối đất đã bị các đối tượng này khai thác mang đi tiêu thụ.

Trao đổi thực trạng này với chính quyền địa phương, phóng viên không khỏi giật mình về sự “thờ ơ” trước việc tài nguyên khoáng sản Quốc gia đang bị đánh cắp một cách trắng trợn.

Cụ thể, ông Hoàng Văn Tuấn - Phó chủ tịch UBND xã Tiên Lục thừa nhận việc khai thác trái phép đất ở thôn Giữa là tạo điều kiện cho các đối tượng lấy đất thực hiện dự án làm tuyến đường vào khu du lịch di tích đã được phê duyệt.

Ông Tuấn cho rằng: “Ở nông thôn có những lúc nó cũng xuê xoa như thế là điều bình thường. Xã cũng đã nhiều tiến hành xử phạt, nhưng vì tiến độ thực hiện dự án của con đường, nên cho dù hồ sơ khai thác đất chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt đành xuê xoa cho qua!?”.

Trụ sở UBND xã Tiên Lục, nơi từng xảy ra nhiều sai phạm trong quản lý đất đai.

 

Tuy nhiên, trước những bằng chứng mà phóng viên đưa ra về việc các đối tượng trên không chỉ lấy đất để thực hiện dự án làm đường mà phần lớn lại vận chuyển ra Nhà máy gạch Đại Lục nằm trên địa bàn xã thì ông Tuấn tỏ ra không biết và nói sẽ cho kiểm tra lại.

Trao đổi với ông Phạm Văn Đức - Phó chủ tịch UBND xã Tân Thanh, chúng tôi không khỏi giật mình, vì cả 2 điểm khai thác tại khu vực nói trên đều chưa được cấp phép.

Ông Đức thừa nhận: “Có việc lấy đất ở đây để thực hiện dự án đường cao tốc và vận chuyển vào nhà máy gạch Tân Thanh đóng trên địa bàn Xã”. Lý giải về về việc trên ông Đức cho rằng: “Xã nhiều lần phối hợp với các phòng, ban chức năng của huyện như Đội Quản lý trật tự và Môi trường của huyện xử phạt nhưng do lực lượng mỏng các đối tượng trên vẫn lén lút khai thác...”.

Ông Hoàng Văn Tuấn - Phó chủ tịch UBND xã Tiên Lục cho rằng: “Ở nông thôn, nhiều khi phải xuê xoa cho người ta...!?”.

 

Điểm khai thác nằm ngay cạnh đường Quốc lộ, thời gian khai thác diễn ra đã lâu, mỗi ngày hàng chục lượt xe tải chở đất nối đuôi nhau ra vào vận chuyển đất giữa “thanh thiên, bạch nhật”… thì không thể có chuyện chính quyền địa phương không thấy, không nắm bắt được.

Bên cạnh đó, việc đổ lỗi cho lực lượng mỏng, nên không thể giám sát, xử lý hoạt động khai thác đất trái phép là chưa thật sự khả quan. Bởi, theo chức năng quyền hạn của mình, UBND xã hoàn toàn có quyền tịch thu máy móc, yêu cầu dừng khai thác, báo cáo cấp trên, đề nghị phối hợp, hỗ trợ, xử lý… hoặc có các biện pháp khác để ngăn chặn hoạt động này.

Trước thực trạng nhức nhối nêu trên, dư luận không khỏi hoài nghi về sự yếu kém trong công tác quản lý của chính quyền địa phương; hoặc có sự “bắt tay” nào đó thì hành vi “trộm đất trắng trợn” trong thời gian dài mới không bị xử lý?

Để tránh thất thoát tài nguyên quốc gia, kéo theo nhiều hệ lụy, khiến dư luận bức xúc… đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang, huyện Lạng Giang và các cơ quan chức năng liên quan sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm hoạt động khai thác đất trái phép nêu trên. Đồng thời cần có hình thức xử lý đối với những cá nhân, tổ chức có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý, tiếp tay cho hoạt động khai thác đất trái phép.

PV sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

 

Theo TH&CL/GĐ&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Khai thác than “núp bóng” xây nghĩa trang: Lộ diện nhiều dự án nghi cùng kịch bản

Dự án xây dựng nghĩa trang với quá nhiều sai phạm về thất thoát tài nguyên khoáng sản đang khiến dư luận bức xúc. Điều khiến dư luận “giật mình” hơn là doanh nghiệp thực hiện dự án trên còn được chính quyền ưu ái giao cho 7 dự án khác cùng với một kịch bản khai thác, trên diện tích lên tới hàng nghìn ha..

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com