Xem nhiều

Hòa Bình: Chú trọng tuyên truyền cách làm hay, hiệu quả

30/07/2018 06:28

Kinhte&Xahoi Những năm qua tỉnh Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo, lãnh đạo việc thực hiện chương trình Dự án “Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin” có hiệu quả, tạo sức lan tỏa trong đời sống xã hội trên địa bàn.

Dự án “Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu giúp đời sống của người nghèo được cải thiện, điều kiện KT-XH vùng nghèo được nâng lên. Do xác định rõ tầm quan trọng của chủ trương lớn này, những năm qua tỉnh Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo, lãnh đạo việc thực hiện chương trình Dự án “Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin” có hiệu quả, tạo sức lan tỏa trong đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh.

Mô hình trồng cam tại huyện Cao Phong.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên đã phỏng vấn ông Nguyễn Hoàng Thư - Giám đốc Sở TT&TT Hòa Bình xoay quanh kết quả thực hiện dự án “Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin”.

PV: Xin ông cho biết những định hướng lớn của tỉnh Hòa Bình trong việc thực hiện dự án “Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020?

Ông Nguyễn Hoàng Thư: Thực hiện dự án “Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Hòa Bình, Sở TT&TT Hòa Bình đã tham mưu trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 70/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 Quy định một số nội dung và định mức hỗ trợ kinh phí sự nghị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Tham mưu xây dựng Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 25/8/2017 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc thực hiện nội dung Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016-2020...

Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững nói chung và dự án “Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin” nói riêng đã được các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; sự nỗ lực cố gắng của các ngành, nhất là ngành thông tin và truyền thông trong việc tham mưu ban hành các chính sách, quy định để tổ chức triển khai thực hiện dự án đạt được kết quả. Đặc biệt, Dự án Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin được triển khai đã cung cấp những thông tin thiết yếu phục vụ đời sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc, đồng thời trang bị phương tiện hiện đại, chuyên nghiệp phục vụ công tác thông tin tuyên truyền cổ động đến với đồng bào dân tộc, góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại những vùng đặc biệt khó khăn.

Mô hình trồng thử nghiệm hồ tiêu ở huyện Đà Bắc.

PV: Xin ông cho biết những kết quả đã đạt được sau 3 năm (2016-2018) thực hiện dự án “Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Hòa Bình?

Ông Nguyễn Hoàng Thư: Qua 3 năm (2016-2018) thực hiện dự án “Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Hòa Bình đã tạo được những bước tiến rất quan trọng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Cụ thể, năm 2016, Sở TT&TT đã chỉ đạo tổ chức xuất bản 02 số Bản tin giảm nghèo bền vững; xây dựng và phát hành tờ rơi tuyên truyền chính sách giảm nghèo năm 2016. Sở TT&TT đã ký hợp đồng với các cơ quan truyền thông như Báo Hòa Bình, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, các đơn vị trên thường xuyên dành thời lượng phù hợp để tuyên truyền các hoạt động về giảm nghèo, các chế độ, chính sách, giới thiệu kinh nghiệm cách làm hay, kiến thức khoa học kỹ thuật, mô hình giảm nghèo hiệu quả để nhân rộng.

Trong năm 2017, thực hiện nội dung Truyền thông về giảm nghèo, Sở TT&TT Hòa Bình đã ký hợp đồng với các cơ quan truyền thông như Báo Hòa Bình, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông... thường xuyên dành thời lượng phù hợp để tuyên truyền các hoạt động về giảm nghèo, các chế độ, chính sách, giới thiệu kinh nghiệm cách làm hay, kiến thức khoa học kỹ thuật, mô hình giảm nghèo hiệu quả để nhân rộng.

Tiến hành xuất bản 5.000 cuốn bản tin giảm nghèo bền vững, 15.000 tờ rơi tuyên truyền các chế độ, chính sách về giảm nghèo..., tổng kính phí thực hiện 503 triệu đồng. Đối với việc thực hiện nội dung Giảm nghèo về thông tin, Sở đã trang bị 01 bộ phương tiện tác nghiệp cấp huyện cho Trung tâm văn hóa huyện Kỳ Sơn; 05 bộ phương tiện tác nghiệp cấp xã bàn giao cho các xã: Xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn; Xã Yên Lập, huyện Cao Phong; xã Suối Nánh, huyện Ðà Bắc; Xã Bắc Sơn, huyện Tân Lạc; Xã Liên Hòa, huyện Lạc Thủy, tổng kinh phí hơn 1,1 tỷ đồng.

Về kế hoạch năm 2018, đối với việc thực hiện nội dung Truyền thông về giảm nghèo, Sở TT&TT tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Hòa Bình, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh…; xuất bản bản tin giảm nghèo tỉnh Hòa Bình…, tổng kính phí thực hiện 356 triệu đồng.

Về thực hiện nội dung Giảm nghèo về thông tin, Sở TT&TT tiếp tục trang bị 01 bộ phương tiện tác nghiệp cấp huyện cho Trung tâm văn hóa huyện Cao Phong; 05 bộ phương tiện tác nghiệp cấp xã bàn giao cho các xã đặc biệt khóa khă thuộc các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Kim Bôi, Yên Thủy và Lạc Sơn; Tổ chức 02 lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh. Tổng kinh phí thực hiện 1,2 tỷ đồng.

PV: Vậy tỉnh Hòa Bình có gặp phải những khó khăn, vướng mắc như thế nào trong việc thực hiện dự án “Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin”, thưa ông?

Ông Nguyễn Hoàng Thư: Mặc dù đã được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư, nhưng mức độ đầu tư còn rất hạn chế, nhất là đầu tư thực hiện nội dung giảm nghèo về thông tin mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% Kế hoạch và nhu cầu thực tế của địa phương. Mặt khác, do điều kiện kinh phí có hạn, đồng thời căn cứ vào mức độ phân bổ vốn nên dự án Giảm nghèo về thông tin mới chỉ thực hiện được nội dung “Trang bị phương tiện tác nghiệp” phục vụ tuyên truyền cổ động tác cấp huyện, cấp xã; các nội dung khác chưa có kinh phí triển khai.

PV: Ông có thể cho biết rõ hơn về kế hoạch thực hiện dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin giai đoạn 2019-2020?

Ông Nguyễn Hoàng Thư: Trong giai đoạn 2019-2020, UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo các cấp, sở ngành có liên quan tập trung nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện có hiệu quả dự án “Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu phấn đấu 100% cán bộ làm công tác thông tin - truyền thông cấp xã, trưởng thôn, bản được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền tại cư sở; 70% xã đặc biệt khó khăn có điểm thông tin, tuyên truyền cổ động ngoài trời; 100% huyện và 70% xã được trang bị bộ phương tiện tác nghiệp tuyên truyền cổ động; 90% các hộ dân thuộc địa bàn xã đặc biệt khó khăn được tiếp cận, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước; kinh nghiệm sản xuất; tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các hình thức báo chí, các xuất bản phẩm và các sản phẩm truyền thông khác.

Đặc biệt, 100% hộ nghèo hưởng chính sách người có công và 100% hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ phương tiện nghe - xem. Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng, thiết lập 01 cụm thông tin cơ sở tại trung tâm thương mại để tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Để cụ thể hóa mục tiêu trên, UBND tỉnh đã giao cho Sở TT&TT và các sở, ban, ngành có liên quan thuộc tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở; Tăng cường nội dung thông tin: Sản xuất mới, biên tập, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình và các ấn phẩm thông tin khác bằng tiếng dân tộc Mường để tuyên truyền đến các đồng bào dân tộc vùng đặc biệt khó khăn.

Chú trọng hỗ trợ phương tiện nghe và xem cho các hộ nghèo tại các xóm, bản và xã đặc biệt khó khăn; Trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ tuyên truyền cổ đọng cấp huyện, cấp xã; Hỗ trợ xây dựng các điểm tuyên truyền cổ động cố định (Bảng tin công cộng) phục vụ đồng bào các dân tộc vùng đặc biệt khó khăn; Thiết lập mới 01 cụm thông tin cố định ngoài trời, phục vụ nhiệm vụ chính trị, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương…

 

 Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com